PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP CỦA BỨC TRANH TỨ BÌNH TRONG "VIỆT BẮC" (TỐ HỮU)

Ngày 04/10/2021 17:25:33, lượt xem: 9427

Chị gửi đến các em dàn ý phân tích vẻ đẹp bức tranh tứ bình trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu hay nhất, đầy đủ nhất, chi tiết nhất. Hi vọng có thể giúp các em viết văn hay hơn!

 

 

PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP CỦA BỨC TRANH TỨ BÌNH TRONG "VIỆT BẮC" (TỐ HỮU)

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

...

Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung.”

2 câu đầu:

• Mở đầu bằng 1 câu hỏi tu từ đầy bâng khuâng, xao xuyến.

• Cách xưng hô mình ta thường gặp trong ca dao gợi bao cảm xúc: Ta - cán bộ cách mạng - Những người ra đi; Mình ở đây chỉ những người ở lại - Đồng bào VB.

• Điệp từ “ta" - điệp lại 4 lần cùng với cách gieo vần “a” tạo ra một thanh âm mở khiến cho cảm xúc của người đọc trở nên mênh mang, sâu lắng hơn.

• Nỗi nhớ được đề cập tới trong đoạn thơ:

• Hoa: Biểu trưng cho thiên nhiên

• Người: Hình ảnh con người VB

• “Cùng” thể hiện sự hòa hợp - Mối quan hệ gắn bó, vẻ đẹp hòa quyện giữa thiên và con người nơi đây.

=> Lời khẳng định của những người ra đi - Cán bộ cách mạng về tình cảm của mình với đất và người Việt Bắc.

=> 2 câu thơ thâu tóm cảm xúc chủ đạo của cả đoạn thơ: đó là đoạn thơ viết về nỗi nhớ

cảnh và người Việt Bắc.

 

ĐỌC THÊM NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY NHẤT VỀ NHÀ THƠ TỐ HỮU VÀ TÁC PHẨM "VIỆT BẮC"

 

8 câu tiếp: Bức tranh tứ bình

a. Mùa đông:

Thiên nhiên:

• 10.1954 là thời điểm Tố Hữu viết bài VB, đây là thời điểm mùa Đông ở Miền Bắc chính bởi vậy đây là mùa đông của hiện tại - Có một số ý kiến khác cho rằng Tố Hữu mở đầu bộ tranh tứ bình của mình bẳng mùa Đông là bởi lấy cảm hứng từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu đông.

• Bức tranh mùa đông với màu xanh: xanh lá, xanh rừng, xanh trời => màu của sức sống, của hy vọng.

• Điểm xuyết màu đỏ của những bông hoa chuối rừng như những ngọn lửa thắp sáng cả không gian núi rừng Việt Bắc xua đi không gian lạnh giá vốn có nơi rẻo cao.

=> Bức tranh sinh động, ấm áp, tươi mới, tràn đầy sức sống. Bức tranh có hồn, ấm áp chứ không lạnh lẽo, cô liêu như những nhà thơ khác từ trước cũng đã từng viết về mùa đông.

Con người:

• Để cho hình ảnh con người xuất hiện trong 1 nét thần tình rực sáng nhất: đó là hình ảnh mặt trời chớp lóe trên lưỡi của con dao đi rừng gài nơi thắt lưng. => Ngôn ngữ thơ nhưng cũng chính là ngôn ngữ của 1 nhà nhiếp ảnh. Con người bây giờ như 1 điểm hội tụ của ánh sáng, xuất hiện ở 1 vị trí đẹp nhất: đèo cao, trong tư thế đẹp nhất: hình ảnh người lao động VB chịu thương chịu khó, đi giữa cánh rừng hùng vĩ trong tứ thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất trời => Đầy kiêu hãnh và vững chãi. (Trời xanh đây là

của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta - Nguyễn Đình Thi).

• Hình ảnh con người trở thành linh hồn cho bức tranh mùa đông ở Việt Bắc.

b. Mùa xuân:

Thiên nhiên:

• Hình ảnh hoa mơ: Trắng dịu dàng, tinh khiết, trong trẻo => Tín hiệu mùa xuân đặc trưng về trên Việt Bắc.

• Từ “nở" đặt ở giữa câu thơ => Bừng lên sức sống của mùa xuân.

• Trắng: trắng cả thời gian ngày xuân, trắng cả không gian rừng núi. Màu trắng trong trẻo, tinh khiết dường như đã lấn át cả màu xanh của lá làm bừng sáng cả khu rừng => Người đọc có cảm giác bâng khuâng như đang dạo chơi trong 1 không gian dịu mát, nhẹ nhàng của những đồi hoa mơ.

Con người:

• Trong công việc đan nón - một nghề truyền thống của người Việt Bắc => Hình ảnh đẹp tự nhiên trong công việc hàng ngày.

• “Chuốt từng sợi giang" => Nói lên những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động Việt Bắc: cần mẫn, tỉ mẩn, khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút.

 

ĐỌC THÊM BÀI PHÂN TÍCH MẪU BÀI THƠ "VIỆT BẮC" (TỐ HỮU)

 

c. Mùa hạ:

Thiên nhiên:

• Những hình ảnh đặc trưng nhất của muag hè Việt Bắc: tiếng ve và hoa phách.

• Rừng phách: Mùa xuân còn xanh non mơn mởn những tán lá, vậy mà khi chuyển hạ đã ngay lập tức đổ vàng, đồng loạt trổ bông.

• “Đổ" là từ ngữ được sử dụng rất tinh tế: Vừa tạo ra cảm giác đột ngột, biến chuyển bất ngờ, vừa diễn tả rất hay từng đợt mưa hoa của rừng phách khi có những cơn gió thoảng qua => Người đọc liên tưởng tới hình ảnh người mẹ thiên nhiên gõ nhẹ ngôi sao thần của mình, biến chuyển tài tình về sắc màu thiên nhiên VB.

=> Bức tranh thiên nhiên có màu sắc, có âm thanh rực rỡ, sôi nổi.

Con người:

• Hình ảnh cô gái áo chàm cần mẫn đi hái từng búp măng rừng => Trở thành bữa cơm cung cấp cho bộ đội.

• Hai chữ “một mình” nhưng không hề gợi lên sự cô đơn, hiu hắt.

• Đang làm bạn với thiên nhiên trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất trời.

=> Giọng thơ da diết, bâng khuâng.

d. Mùa thu:

Thiên nhiên:

• Hình ảnh rừng Việt Bắc vào mùa thu, dưới ánh trăng hiền hòa => Khoảng thời gian đẹp nhất gợi ra sự thanh bình, yên ả.

• Chữ “rọi” được dùng rất hay, như muốn nói tới ánh trăng đang tràn ngập bao trùm cả không gian núi rừng Việt Bắc => Ánh trăng của tự do, của hòa bình rọi sáng niềm vui lên từng núi rừng, từng bản làng VB.

• Chính là ánh trăng báo hiệu về sự hòa bình, sự thắng lợi của CM.

Con người:

• Xuất hiện với hình ảnh tiếng hát - tiếng hát của đồng bào Việt Bắc - Lời hát của những người ở lại nhắc nhớ về “ân tình thủy chung”.

• Là tiếng hát của đồng bào miền ngược gửi người về xuôi với biết bao niềm thương nỗi nhớ. Tiếng hát thể hiện sự gắn bó, thiết tha, mặn nồng.

 

Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, và chạy nước rút hiệu quả, hãy đăng ký sở hữu các đầu sách và đăng ký khoá học của HVCH nhé!

Link đặt sách: https://bit.ly/2ZPn5bZ

Link đăng kí khóa VIP lớp 12: http://bit.ly/KHOAHOCVANVIP2K4

Link đăng kí khóa VIP lớp 11: https://bit.ly/KHOAHOC2K5

Link đăng kí khoá VIP lớp 10: http://bit.ly/khoahocvan10

 

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan