Hãy cùng chị đi sâu, khám phá nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Ngày 14/05/2020 10:29:19, lượt xem: 3328

[ CHUYẾN XE VĂN HỌC ]

Sinh thời, Nguyễn Minh Châu gọi “Cái nghề viết văn là nghề cắc cớ. Cái sự cắc cớ ở đây hàm chứa cả về nỗi niềm khắc khoải sâu xa và chân thành của người nghệ sĩ đối với những bước thăng trầm của quê hương, của đất nước lẫn sự nhạy cảm của anh ta đối với những biến chuyển phức tạp của đời sống xã hội.”Chiếc thuyền ngoài xa phải chăng là sự nhạy cảm cắc cớ ấy, là niềm khắc khoải sâu xa ấy, là sự trăn trở trung thực ấy của nhà văn về những thăng trầm, chuyến biến phức tạp của đời sống xã hội?

Chiếc thuyền ngoài xa có hai câu chuyện lồng vào nhau, câu chuyện của nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng đi săn ảnh nghệ thuật và câu chuyện của một gia đình hàng chài tình cờ Phùng chứng kiến trong chuyến công tác ấy đã làm trong anh có thay đổi suy nghĩ về nghệ thuật, cuộc sống và con người.

Hãy cùng chị đi sâu, khám phá nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu nhé <3
--------------------
Cre: #st
Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn 🍁🍁

 

I. Nhân vật Phùng
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn mở đường tài năng và tinh anh của văn học Việt Nam thời kì đổi
mới.
- Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông.
- Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Phùng, một nghệ sĩ khao khát khám phá, sáng
tạo ra cái đẹp, người luôn lo lắng, trăn trở, suy tư về nhân cách và đời sống con người.

2. Tóm lược cốt truyện, vị trí của nhân vật trong tác phẩm
- Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:
một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
Cái nhìn này được thể hiện chủ yếu qua nhân vật Phùng- kiểu nhân vật tư tưởng, có sự thay đổi trong
tư tưởng, quan niệm nghệ thuật vừa là nhân vật chính trong truyện đồng thời lại là người kể
chuyện, tạo nên tính đa dạng về điểm nhìn; được khắc họa với đời sống nội tâm sâu sắc. Nhân vật
được đặt trong hai hoàn cảnh đặc biệt: liên tiếp đối mặt với hai cảnh đời trái ngược, qua đó, làm nổi
lên các bình diện nhân cách của kiểu nhân vật nghệ sĩ. Mọi diễn biến của tác phẩm đều được soi
chiếu quay lời kể và suy nghĩ của anh. Qua tác phẩm, Phùng đã có những phát hiện quan trọng về
cuộc sống và nghệ thuật.
- Một phương diện rất thành công của truyện ngắn là cách chọn điểm nhìn trần thuật. Nhà văn trao
điểm nhìn trần thuật cho Phùng, nhân vật – người kể chuyện là cách chọn tối ưu. Phùng kể lại kể
chuyện mình trực tiếp chứng kiến, trực tiếp tham gia vào biến cố câu chuyện (nói chuyện với Phác -
đứa con ; đánh lại gã chồng để tránh đòn cho người đàn bà ; nghe lời trần tình, giãi bày của người
vợ) nên câu chuyện kể ra rất thật, vì đó là chuyện của người kể, kể lại chuyện của mình. Người kể
chuyện đóng vai nhân vật nhảy vào các biến cố, tham gia trực tiếp vào các diễn biến của cốt
truyện, rồi kể lại cho bạn đọc nghe; điều đó đã tạo ra xu hướng trần thuật tiệm tiến gần hơn
với sự thật ngoài đời. Thứ nữa, Phùng là người trải nghiệm, giàu vốn sống (từng có mười năm cầm
súng đánh giặc, nay làm nghề chụp ảnh được đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người) nên lời văn trần
thuật chứa nhiều yếu tố triết lý, ví như “ ở đời cái gì cũng thế, con người bản tính vốn lười biếng, đôi
khi mình hãy cứ để cho mình rơi vào hoàn cảnh bị ép buộc phải làm, không khéo lại làm được một
cái gì”. Phải là người như Phùng, nghề nghiệp như Phùng bạn đọc mới tin và thấm thía triết lý này.
Hơn nữa Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh nên tất yếu phải có yếu tố nghề nghiệp trong lời kể. Thế
cho nên lời văn ở đây tràn đầy chất thơ, chất trữ tình và cũng đậm chất hoạ, chất điện ảnh thì đó cũng
là điều dễ hiểu. Và các thủ pháp nghệ thuật trong lời kể cũng rõ cái dấu ấn nghề nghiệp gắn với nhân
vật ví dụ một phép so sánh tả một ngư phủ. Ngư phủ thì bao giờ cũng đi liền với cái thuyền và lưới,
thế nên :
“Tấm lưng rộng và cong như chiếc thuyền”
“Những món tóc vàng hoe có chỗ đỏ quạch như mớ lưới to đã bợt bạt”
“Cặp mắt thật đen gợi cho tôi nghĩ đến con mắt người ta vẽ trên đầu mũi thuyền”
Chủ thể trần thuật là ngôi thứ nhất, người kể chuyện đồng nhất với nhân vật đã thống nhất cả
hai điểm nhìn, của nhân vật vốn bị chia cắt vào từng cảnh, của người kể vốn luôn xuyên suốt
các sự kiện trên một trục thời gian đã tạo nên sự nhất quán của lời văn trần thuật trong cấu trúc
văn bản, vừa đi sâu, cụ thể vào các sự kiện vừa quy chiếu một cách toàn diện, hệ thống cốt truyện.

3. Nét nổi bật ở người nghệ sỹ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của
cảnh vật- Phẩm chất hàng đầu của nghệ sĩ.
- Phùng là một nghệ sĩ tài hoa, say mê cái đẹp. Niềm đam mê ấy khiến anh phục kích hàng tuần liền
trên bờ và thu được những tấm ảnh đẹp. Nhạy bén với cái đẹp trời cho hết sức thơ mộng, mải mê
thưởng lãm, vồ vập nắm bắt, háo hức ghi vào ống kính điêu luyện của mình.
+ Niềm hân hoan khám phá sáng tạo tràn ngập tâm hồn khi chìm đắm trong những suy tưởng về
sự thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện, về sự tận thiện tận mĩ của nghệ thuật và cuộc sống. Đó là
cảnh vùng phá nước phẳng lặng và tươi mát như da thịt mùa thu. .. đứng trước cảnh biển sớm khi
mặt trời mới thức dậy qua đám mây ánh hồng, Phùng thực sự rung động “Đứng trước nó tôi trở nên
bối rối. Trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” và “ phát hiện ra khoảnh khắc trong ngần của
tâm hồn”. Một người lính đã từng lăn lộn trên các chiến trường, hàng ngày hàng giờ phải đối diện
với cái dữ dội tàn khốc của chiến tranh mà tâm hồn vẫn trong veo thánh thiện. Anh thực sự biết quan
sát lựa chọn cái đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người. Cái đẹp tự nhiên “đắt giá” , “trời cho” mới
thực sự làm rung động lòng người. Từ đây, ta thấy:
+ Người nghệ sĩ phải là người phát hiện và mang cái đẹp đến cho đời.
+ Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chân chính là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự
cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong biển sương mờ,
anh đã bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ, thấy tâm hồn như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi
bởi cái đẹp hài hoà, lãng mạn của cuộc đời. (Liên hệ vai trò, tác dụng của cái đẹp trong cuộc sống
con người qua truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân với hình tượng nhân vật Huấn cao
và viên quản ngục. Cái đẹp ở đây chính là cầu nối liên kết, gắn bó con người với con người, giúp cho
những kẻ ở những vị trí đôi nghịch nhau ở mọi mặt lại có thể tri âm, tri kỉ được với nhau). + Phùng
còn nhận ra trong suy nghĩ của mình “chẳng biết ai đó lần đầu phát hiện ra bản thân cái đẹp là đạo
đức”. Đó là cái đẹp phải kết hợp với cái tâm, cái tài- cái thiện.

4. Vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận
con người- Phẩm chất sâu xa nhất của nghệ sĩ.
+ Khi chứng kiến cảnh bạo hành: bất ngờ, sửng sốt, bức xúc, hành động xông vào can thiệp để
bảo vệ người đàn bà.
+ Lắng nghe, day dứt với câu chuyện của người đàn bà, ám ảnh bởi hình ảnh và thân phận
người đàn bà khi đã về thành phố; lo âu cho tương lai của người trong cuộc. Thay đổi hẳn
nhận thức của bản thân về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.
- Say mê với cái đẹp nhưng anh cũng tỉnh táo để nhìn thấy những nghịch lý của cuộc đời. Chính
lúc anh “chắc mẩm” trong ngày hôm nay hoặc sáng mai đã có thể nhảy lên tàu hoả trở về thì anh đã
bất ngờ nhìn thấy từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí mệt mỏi
và một người đàn ông thô kệch dữ dằn.Và không chỉ có thế, Phùng còn phải chứng kiến cảnh lão
đàn ông đánh vợ vô lí và thô bạo. Rồi cả cảnh thằng Phác kịp chạy tới để che chở cho người mẹ đáng
thương. Như trò đùa quái ác của cuộc sống, đúng vào lúc Phùng có khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập
tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh đem lại và anh đã từng chiêm nghiệm “bản thân
cái đẹp chính là đạo đức”, vậy mà hoá ra đằng sau cái đẹp “toàn bích” mà anh vừa gặp trên biển xa
lại chẳng phải là “đạo đức”, cũng chẳng phải là “chân lí của sự hoàn thiện”. Mà anh ngộ ra rằng cuộc
đời luôn tồn tại cả thiện ác, tốt xấu. Bạo lực gia đình lại diễn ra ngay sau chiếc xe dò phá mìn của
mĩ trên bãi cát. Phải chăng cuộc chiến đầu giành độc lập tự do ta đã giải quyết được trọn vẹn, mang
lại niềm vui cho mọi người. Nhưng sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng còn biết bao vấn đề đặt
ra: Đói kém, bệnh tật, bạo lực gia đình ...Từ sự thật phũ phàng trên bãi biển về chiếc thuyền đánh ca
đẹp như mơ, nghệ sĩ Phùng đã dần dần vỡ ra bao điều về cuộc sống của những người dân chài lưới.
- Nhưng điều đáng quí nhất ở người nghệ sĩ này chính là tấm lòng dành cho cuộc đời. Anh đã
từng là người lính cầm súng chiến đấu để có vẻ đẹp thanh bình của thuyền biển mênh mông, anh
không thể chịu được cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo. Lần thứ hai, khi lại phải
chứng kiến cảnh ấy, Phùng không thể làm ngơ. Anh “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới căn
ngăn cơn cuồng nộ. Hành động đó không chỉ cho ta thấy Phùng sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện và
sự công bằng của cuộc đời, mà dường như nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp: trước khi là
một nghệ sĩ yêu cái đẹp, hãy là một con người biết yêu thương và chia sẻ nỗi đau nhân thế.
Trước khi rời vùng biển trung du đầy nắng gió, anh đã đi suốt một đêm ngoài bờ phá. Chắc hẳn anh
sẽ không thể quên cảnh đẹp nơi đây, và càng thể quên hình ảnh chiếc thuyền chống chịu cơn sóng
gió. Rồi cả những ngày biển động là những ngày đói, cả tháng trời ăn xương rồng luộc chám muối.
Lòng người nghệ sĩ nặng trĩu bao điều trăn trở: Bao giờ cuộc đời của những người hàng chài mới hết
khổ? Tương lai con cái họ sẽ ra sao? Chính những suy nghĩ và tình cảm của anh không chỉ làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ mà còn thức tỉnh tình người trong lòng người đọc. Quả thực đối
với một người nghệ sĩ, tài năng là quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là cái tâm đối với cuộc
đời.
- Vì anh bị đánh trọng thương phải đưa về trạm y tế của toà án huyện, Phùng mới đươc nghe lời giãi
bày của người đàn bà hàng chài. Để rồi từ đó Phùng ngộ ra được nhiều điều về nhân tình thế thái.
Hóa ra lão chồng vũ phu luôn mồm nguyền rủa vợ con lại là người đứng mũi chịu sào, vắt kiệt sức
lực để nuôn nấng vợ con. Hóa ra bên trong ngoại hình xấu xí của người đàn bà hàng chài là một tâm
hồn đẹp, một tấm lòng vị tha, một tình mẫu tử thiêng liêng. Hóa ra cái lẽ đời cay cực kia chưa thể
thanh toán bằng lòng tốt, bằng ý chí chủ quan. Hóa ra trong cuộc đời có những nghịch lí con người
bắt buộc phải chấp nhận, như kiểu “Trên thuyền phải có một người đàn ông...dù hắn man rợ tàn bạo.
Và anh cũng ngộ ra sâu sắc một điều: Trong cuộc chiến chống đói nghèo, đau khổ tối tăm, cần phải
có những giải pháp thiết thực chứ không phải là những thiện chí hoặc những lí thuyết đẹp đẽ xa rời
thực tế. Và đó là cuộc chiến còn gian nan hơn cả cuộc chiến chống ngoại xâm. Chừng nào chưa
thoát đói nghèo con người còn phải sống chung với cái xấu và cái ác. Đây cũng là sự vỡ ra của người
nghệ sĩ nhiếp ảnh về “độ chênh” giữa cái đẹp nghệ thuật và thực tế cuộc sống.

5.Nhận thức về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
Trở về từ bãi biển miền trung, Phùng mang theo nhiều tấm ảnh, trong đó có tấm ảnh “chiếc thuyền
ngoài xa”. Đó là một bức ảnh tĩnh, đen trắng, nhưng lần nào nhìn sâu vào bức tranh, Phùng lại như
thấy một người đàn bà hàng chài bước ra từ chiếc thuyền đó. Nó làm cho anh thấm thía một điều:
Nghệ thuật không chấp nhận sự giả dối, nghệ thuật phải gắn liền với cái thật và đạo đức. Nghệ
thuật chân chính luôn tồn tại và phát triền trong mối quan hệ gắn bó với cuộc đời. Và vì thế người
nghệ sĩ nhìn nhận cuộc sống không thể đơn giản và sơ lược mà phải đa diện, nhiều chiều, phát hiện
ra bản chất sâu bên trong của hiện tượng. “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối,
không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm
than...”. Và một tác phẩm có giá trị phải “chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau
đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình...Nó làm cho người gần
người hơn” (Nam Cao)

6. Đánh giá
Thông qua nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện sinh động quan điểm nghệ thuật trên.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm được toát ra từ tình yêu tha thiết đối với con người. Tình yêu ấy
bao hàm cả khát vọng kiếm tìm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp người còn tiềm ẩn, cả những khắc
khoải lo âu trước cái xấu và cái ác...Cuối truyện Đẩu đi gặp người đàn ông, Phùng đi gặp thằng
Phác. Kết quả như thế nào, tác giả còn bỏ ngỏ. Chỉ biết bức ảnh anh chụp có chiếc thuyền lưới vó và
suy nghĩ của Phùng “bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là người
đàn bà vùng biển cao lớn với đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới
ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm”. Phải chăng đây là sự trăn trở trước cuộc
sống còn nhiều điều khó khăn, vất vả của người làm nghệ thuật. Đó là mối quan hệ giữa văn chương
với cuộc đời.
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa, qua những phát hiện của Phùng về vẻ đẹp của thiên nhiên, về sự thật
cay đắng, đầy bi kịch, nghèo khổ của những con người lao động bằng nghề chài lưới, đã bộc lộ
những lo lắng, trăn trở của nhà văn về nhân cách, đời sống con người, bộc lộ lòng thương cảm, trắc
ẩn, trân trọng những vẻ đẹp trong tâm hồn người dân lao động. Truyện đậm chất tự sự , triết lý, tiêu
biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

 

Tin liên quan