PHÂN TÍCH 4 CÂU THƠ TRONG TÁC PHẨM TÂY TIẾN

Ngày 03/01/2019 04:28:51, lượt xem: 11704

 

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"

Nếu như ở trong 14 câu thơ đầu của bài thơ Tấy Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã đưa chúng ta ngược trở về quá khứ với những miền nhớ thương, nỗi nhớ thương những kỷ niệm gắn liền với những người đồng chí, đồng đội của mình trên những chặng đường hành quân gian khổ, nỗi nhớ thương gửi về khung cành của núi rừng Tây Bắc hùng thiêng, nơi những dẻo cao đầy sương trắng thì ở 8 câu thơ tiếp theo này, cuốn phim lại chiếu cho chúng ta những kỷ niệm tuyệt vời mà người lính Tây Tiến trải qua, một đêm liên hoan văn nghệ cùng đồng bào dân tộc Tây Bắc.

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”

Ký ức quay ngược trở về với một đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại. Ở câu thơ này, từ “bừng” được coi là nhãn tự của câu thơ. Bởi chỉ một từ này xuất hiện, mà khiến cho cả khoảng không gian tối đen của đại ngàn Tây Bắc tràn ngập ánh sáng ấm áp, ánh sáng của ngọn lửa, ánh sáng xua đi giá lạnh, xua đi những mệt nhọc vất vả, động từ này được sử dụng mở ra một không gian ánh sáng cho cả câu thơ. Thắp lên trong trái tim của những người chiến sĩ những ngọn lửa hồng, ấm áp. Dưới cs nhìn lãng mạn của thi nhân, ngọn đuốc trông giống như hình bông hoa nở, nên tác giải dí dỏm gọi đó là “đuốc hoa”, từ ngữ này cũng gợi ra sự trang trọng, cổ kính.

Cả doanh trại bừng sáng bởi ánh lửa bập bùng, ánh sáng soi chiếu rõ những khuôn mặt của những người lính, và của cả những cô sơn nữ xinh đẹp để rồi nhà thơ thốt lên:

“Kìa em xiêm áo tự bao giờ”

Ánh mắt của nhân vật trữ tình bây giờ đang hướng về những người con gái của vùng núi cao Tây Bắc với ánh nhìn ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến bất ngờ. Dường như có một khoảng dừng ở trong câu thơ này. “Kìa em” là một tiếng reo đầy ngạc nhiên, thảng thốt và vui sướng. Trước mắt họ bây giờ, trong ánh lửa bập bùng của đêm liên hoan văn nghệ, là hình ảnh của những cô gái Thái, cô gái Lào với những bộ trang phục dân tộc rực rỡ sắc màu, đẹp lung linh.

Bom đạn của chiến tranh trong khoảnh khắc này dường như đã biến mất từ bao giờ trong tâm trí của những người lính, chỉ còn lại ở nơi đây, là ánh sáng, là niềm vui, là tình yêu trong một không gian âm nhạc núi rừng đầy thơ mộng:

“ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Không gian của âm nhạc đã dẫn lối những người lính đến những miền đất lạ. Cả đất trời đang nghiêng ngả theo men say của tiếng khèn, của những điệu múa dân tộc mà những cô sơn nữ xinh đẹp thể hiện trong bộ cánh rực rỡ. Ánh sáng, âm nhạc, tình yêu dẫn lối những người chiến sĩ lạc vào những miền đất xa xôi, để những tình cảm ấy nhanh chóng thành vẫn thành điệu, cất lên những lời thơ. Rũ bỏ những mệt nhọc, những gian khổ và hy sinh nơi chiến trường đầy bom đạn, trong giây phút này, những chiến sĩ đã trở thành thi sĩ, để hòa mình vào đêm liên hoan văn nghệ với những niềm vui hiếm hoi. Có thể thấy rằng, bom đạn của kẻ thù chẳng thể nào khiến cho con người ta sợ hãi, con người ta hoàn toàn có thể gạt nỗi sợ hãi đó sang một bên, dành khoảng thời gian cho tâm hồn vui vẻ trở lại, để thêm quyết tâm chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù.

Kỷ niệm về đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại đã giúp cho những người đọc cảm nhận được chất thi sĩ trong những tâm hồn chiến sĩ.

Tin liên quan