Ôn tập môn văn: Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành - P2 - HÌNH TƯỢNG XÀ NU

Ngày 14/05/2019 09:30:20, lượt xem: 2454

2. Phân tích
a. Rừng xà nu
+ Biểu tượng của đau thương:
- Mở đầu tác phẩm: đồi xà nu, ở trong tầm đại bác > ngay từ những dòng đầu tiên, xà nu đã được đặt trong
cảnh liên quan đến sự huỷ diệt dữ dội, tàn bạo > thử thách lớn, nghiệt ngã với rừng xà nu.
- Hàng vạn cây, không cây nào không bị thương:
• Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.
• Ở chỗ vết thương: dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn > thương tích bầm tụ > vết
thương lớn.
• Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt làm đôi > vết thương không lành được,
cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết > tả hình ảnh những cây non bị huỷ diệt tạo cảm giác xa xót.
+ Biểu tượng của vẻ đẹp nên thơ và sức sống bất diệt:
- Ở chỗ vết thương: nhựa ứa ra, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt > huy động ấn tượng khứu giác
(thơm ngào ngạt) và ấn tượng thị giác (long lanh) để miêu tả chất nhựa xà nu > đẹp thi vị.
- Trong rừng ít loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy > so sánh làm nổi bật sức sống hiếm có của xà nu.
- Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao
thẳng lên bầu trời > nguồn sống bền bỉ, ngạo nghễ, ngang tàng, như cỏ dại, như suối nguồn ào ạt
- Ham ánh sáng măt trời, phóng lên rất nhanh để đón lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao
xuống từng luồng thẳng tắp, long lanh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng > câu văn có sự
thăng hoa của hai vẻ đẹp: vẻ nên thơ và sức mạnh cường tráng, bất khuất.
• Ham ánh sáng mặt trời > bản năng tồn sinh dẻo dai, luôn hướng về phía ánh sáng, hướng về sự sống.
• Động từ mạnh: ham, phóng, đón > tư thế chủ động chiếm lĩnh > khao khát sống, khả năng sống tiềm tàng
mãnh liệt.
• Hương thơm của nhựa cây tiếp tục được đan chiếu ánh xạ trong hai chiều cảm nhận: thị giác, khứu giác.
o Hạt bụi vàng: những hạt bụi dưới ánh sáng mặt trời từ trên cao rọi xuống giống như những hạt bụi long lanh
> thơ hoá một hình ảnh bình thường.
o Thơm mỡ màng: không phải “thơm ngào ngạt” (cùng sắc độ đậm đặc, mạnh), không phải “thơm dìu dịu”
(sắc độ nhẹ) mà là thơm mỡ màng > mùi hương ngậm một nguồn sống dồi dào.
• Có những cây: vượt lên được, cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông
vũ.
• Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường
tráng.
• Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã...
• Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu đã ưỡn tấm ngực lớn ra, che chở cho làng > rào chắn, điểm tựa, áo giáp
che chở cho cuộc sống dân làng Tây Nguyên > thái độ trân trọng, hàm ơn.
(Liên hệ: “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)
Nhận xét:
- Nhà văn xoay ống kính từ ngoài vào trong, từ nhìn ngắm tổng quát đồi xà nu hàng vạn cây đến thâm nhập
vào từng tế bào xà nu, khám phá chất nhựa thơm ngào ngạt – cái mùi thơm của sự sống bất tử.
- Biện pháp nhân hoá khiến xà nu không chỉ hiện lên ở phương diện sinh vật học với đặc tính dẻo dai, sức chịu
đựng tốt mà còn trở thành sinh thể sống, đang chịu những đau đớn về thể xác nhưng bất khuất, kiên cường,
gan dạ, bản lĩnh, ẩn tàng một sức sống bất diệt, một tâm hồn giàu chất thơ.
- Hai cảm hứng: đau thương và bất tử đan xen nhưng âm hưởng chủ đạo là bài ca bất tận về sự sống .
+ Sự xuất hiện của xà nu
- Trong cấu trúc văn bản:
• Mở ra: đồi xà nu
• Khép lại: những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.
Tác dụng:
o Không gian mở rộng > Sức sinh sôi, sự sống mạnh hơn cái chết và sự huỷ diệt.
o Tạo cấu trúc điệp vòng tròn > hình tượng xuyên suốt, mang tầm vóc sử thi.

- Ở hệ thống các tình tiết: xuất hiện rải rác trong thiên truyện:
• Trong đời sống sinh hoạt: khói xà nu xông bảng nứa để Tnú và Mai học,...
• Gắn với các sự kiện quan trọng của dân làng Xô man: sự vùng dậy, cả làng bí mật mài vũ khí, Tnú bị tra
tấn...
Hình tượng xuyên suốt, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt và cuộc kháng chiến
chống Mĩ của người Tây Nguyên.
+ Biểu tượng cho vẻ đẹp và sức sống con người Tây Nguyên:
- Bút pháp nhân hoá > xà nu giống như một thân thể vừa mang thương tích vừa tiềm ẩn sức sống dồi dào.
- Các thế hệ xà nu nối tiếp nhau > gợi sự liên tưởng các thế hệ dân làng Xô man chống giặc bất khuất.
- Tả con người trong quan hệ liên tưởng so sánh với xà nu: cụ Mết ngực căng như một cây xà nu lớn (rừng xà
nu uỡn tấm ngực lớn), Tnú bị chém ngang lưng, vết thương tím thẫm như nhựa xà nu (những vết thương đen,
đặc quyện thành cục máu lớn)
Nhận xét:
- Sự chuyển hoá nhuần nhuyễn giữa hình tượng thiên nhiên và con người, hướng về tư tưởng nghệ thuật chủ
đạo: sự vùng lên và sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên trong đau thương.
- Bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn > xây dựng rừng xà nu thành biểu tượng nghệ thuật độc
đáo > “linh mộc” của người Tây Nguyên, mang tinh thần, sức mạnh, vẻ đẹp Tây Nguyên.

Nguồn: Internet

Học Văn Chị Hiên - Tài liêu liệu ôn thi THPT Quốc Gia

Tin liên quan