ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA 2019 ĐƯỢC TÓM GỌN TRONG 20 MỤC - PHẦN 2

Ngày 12/05/2019 22:05:01, lượt xem: 1376

11, Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản).

  • Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước

  • Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) :Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

  • Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước

  • Phép nối: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước.

12, Nhận diện các thao tác lập luận:

  • Giải thích: Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.

  • Phân tích: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kỹ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. Sau đó tích hợp lại trong kết luận chung

  • Chứng minh: Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lý lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.

  • Bình luận: Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng

  • Bác bỏ: Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

  • So sánh: So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm. Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

13, Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng.

a, Câu theo mục đích nói:

  • Câu tường thuật (câu kể)

  • Câu cảm thán (câu cảm)

  • Câu nghi vấn ( câu hỏi)

  • Câu khẳng định

  • Câu phủ định.

b, Câu theo cấu trúc ngữ pháp

  • Câu đơn

  • Câu ghép/ Câu phức

  • Câu đặc biệt.

14, Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản.

15, Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng

  • Lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ, ngữ pháp)

  • Lỗi lập luận (lỗi lôgic…)

16, Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản.

  • Cảm nhận về nội dung phản ánh.

  • Cảm nhận về cảm xúc của tác giả.

17, Yêu cầu xác định từ ngữ,hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.

  • Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản.

  • Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn.

18, Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.

  • Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản.

  • Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn.

Một vấn đề nữa mà các bạn cần phải lưu ý trong bài tập đọc hiểu là các phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, biện pháp tu từ… sẽ không sử dụng đơn lẻ mà thường kết hợp nhiều phương thức, biện pháp tu từ, thao tác cho nên cần phải nắm vững một số biểu hiện để làm bài đúng và đạt hiệu quả. Khi viết đoạn văn cần phải căn cứ vào bài tập đọc hiểu để viết đúng nội dung yêu cầu cũng như hình thức của đoạn.

Nguồn: Internet

Học Văn Chị Hiên - Tài Liệu Ôn Thi THPT 2019

Tin liên quan