NHỮNG YẾU TỐ CẦN LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA

Ngày 27/12/2024 10:37:35, lượt xem: 43

Khi đề thi thuộc chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (chương trình mới) không còn giới hạn trong phạm vi sách giáo khoa, vì vậy để làm tốt dạng bài sử dụng ngữ liệu ngoài, em cần nắm được những lưu ý ở do Học Văn Chị Hiên đã biên soạn ở bài viết dưới đây. 

 

ĐỌC THÊM: KĨ NĂNG TRẢ LỜI CÂU HỎI THÔNG HIỂU TRONG BÀI ĐỌC HIỂU TRỌN ĐIỂM

 

THỂ LOẠI LƯU Ý
Đối với tác phẩm truyện

  - Đọc kĩ tác giả, tác phẩm

  - Chú ý một số vấn đề về nội dung: 

     + Xác định chủ đề, cốt truyện, nhân vật

     + Phân tích quan điểm, tư tưởng mà tác giả thể hiện qua nội dung tác phẩm

  - Chú ý một số vấn đề về nghệ thuật:

     + Phân tích dựa trên nhan đề, ngôi kể, tình huống truyện, chi tiết, ngôn ngữ của nhân vật

     + Phân tích cách tác giả miêu tả về không gian, cảnh vật, con người,... làm rõ tác động của những yếu tố này trong việc thể hiện chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm

  - Liên hệ, so sánh với các tác phẩm cùng đề tài/ chủ đề đã được học trong chương trình

  - Liên hệ với bối cảnh ra đời của tác phẩm truyện và bối cảnh hiện tại; với bản thân để thấy được giá trị của tác phẩm

Đối với tác phẩm thơ

  - Đọc kĩ tác phẩm, tác giả

  - Chú ý một số vấn đề về nội dung:

     + Xác định tư tưởng chủ đề, nhân vật trữ tình

     + Phân tích mạch cảm xúc của tác phẩm

     + Phân tích được quan điểm, tư tưởng của tác giả thể hiện qua nội dung bài thơ

  - Chú ý một số vấn đề về nghệ thuật:

     + Phân tích dựa trên nhan đề, thể thơ, cấu tứ, hình ảnh thơ, giọng thơ, vần nhịp, ngôn ngữ thơ, các thủ pháp nghệ thuật,...

     + Đối với mỗi thể thơ, cũng có những điều cần chú ý:

  • Thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú Đường luật, Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật): Chú ý phân tích bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối

  • Thơ Haiku: Chú ý đến đề tài, ngôn ngữ, cảm thức thẩm mĩ, quý đề - quý ngữ, các thủ pháp nghệ thuật,...

  • Thơ Lục bát, Song thất lục bát: Chú ý đến gieo vần, nhịp, đối, hình ảnh thơ, các thủ pháp nghệ thuật,...

  • Các thể thơ hiện đại: Tập trung vào tư tưởng, đề tài mà tác giả truyền tải và cách sử dụng ngôn từ, nghệ thuật để truyền tải những chủ đề, tư tưởng ấy.

  - Liên hệ, so sánh với các tác phẩm cùng đề tài/ chủ đề đã được học trong chương trình

  - Liên hệ với bối cảnh ra đời của tác phẩm thơ và bối cảnh hiện tại; với bản thân để thấy được giá trị của tác phẩm

Đối với tác phẩm kịch

  - Đọc kĩ tác phẩm, tác giả

  - Chú ý một số vấn đề về nội dung: 

     + Xác định tác phẩm là bi kịch, hài kịch hay chính kịch

     + Phân tích xung đột kịch, hành động kịch và nhân vật kịch

     + Làm rõ tư tưởng, thái độ, quan điểm của tác giả thể hiện qua tác phẩm 

  - Chú ý một số vấn đề về nghệ thuật:

     + Phân tích cách tác giả xây dựng nhân vật kịch, kịch trường, chỉ dẫn, lời thoại (đối thoại và độc thoại),...

     + Phân tích sự xuất hiện và tương tác của nhân vật trong từng lớp kịch

  - Liên hệ, so sánh với các tác phẩm cùng đề tài/ chủ đề đã được học trong chương trình

  - Liên hệ với bối cảnh ra đời của tác phẩm kịch và bối cảnh hiện tại; với bản thân để thấy được giá trị của tác phẩm

 

ĐỌC THÊM: HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT LỚP 9 - HỌC KÌ 1 DÀNH CHO CẢ 3 BỘ SÁCH

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Khóa học Văn vip lớp 9 - 2k10

Khóa học Phương pháp và luyện đề lớp 9

Tin liên quan