NHẬN ĐỊNH LIÊN HỆ MỞ RỘNG THƠ LỚP 9 (P2)

Ngày 16/05/2021 11:34:45, lượt xem: 11448

Nối tiếp PHẦN 1, hãy cùng tìm hiểu thêm một số những nhận định hấp dẫn có thể sử dụng trong bài viết nghị luận văn học nha!

 

 

1.“Không có kính rồi xe không có đèn
    Không có mui xe, thùng xe có xước
   Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
   Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
 Liên hệ với câu thơ:
“Xe đâu xe lạ xe lùng
 Đầu xe thì bẹp, chắn bùn lại không
 Chỗ ngồi tựa như bàn chông
 Thùng xe gỗ mục vô cùng thảm thương
 Đêm nào cũng chạy trên đường
 Kế hoạch vượt mức chẳng nhường cho ai.”
                                                              (Ca dao)

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” kết thúc với hình ảnh thật đẹp và thiêng liêng:
“Không có kính, rồi xe không có đèn
 Không có mui xe, thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Khổ thơ gây ấn tượng với người đọc bởi kết cấu độc đáo khi tác giả miêu tả sự đối lập sâu sắc giữa phương diện vật chất và tinh thần, giữa cái không và cái có. Biện pháp liệt kê cùng điệp từ “không có” điệp đến ba lần đã nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của những chiếc xe - phương tiện vận chuyển và chiến đấu quan trọng nhất của tiểu đoàn vận tải. Giống như trong ca dao đã có những vần thơ:
                                                    “Xe đâu xe lạ xe lùng
                                                     Đầu xe thì bẹp, chắn bùn lại không
                                                     Chỗ ngồi tựa như bàn chông
                                                    Thùng xe gỗ mục vô cùng thảm thương
                                                    Đêm nào cũng chạy trên đường
                                                   Kế hoạch vượt mức chẳng nhường cho ai.”
  Mọi thứ của xe có thể không còn nguyên vẹn nhưng chỉ cần vẹn nguyên nơi ấy một “trái tim”.Hình ảnh trái tim mang ý nghĩa cao cả  đặt ở cuối bài thơ như có sức mạnh thay thế tất cả sự thiếu thốn về vật chất.  “Trái tim” là một hình ảnh hoán dụ cho người lính lái xe can trường, dũng cảm nhưng cũng chính “trái tim” ấy đã hội tụ phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ. Đó là trái tim quả cảm đầy nhiệt huyết của người lính về tình yêu nước thiết tha, về khát vọng giải phóng đất nước, giành lại độc lập cho dân tộc.

2. “Những chiếc xe từ trong bom rơi
      Đã về đây họp thành tiểu đội”
Liên hệ với khổ thơ:
      “Quê hương anh nước mặn đồng chua
        Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá
        Anh với tôi đôi người xa lạ
      Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”


                                         “Những chiếc xe từ trong bom rơi
                                          Đã về đây họp thành tiểu đội”
Từ trong mưa bom bão đạn, những chiếc xe nối đuôi nhau ra chiến trường, vượt qua nhữn khó khăn của đường Trường Sơn để về đây “họp thành tiểu đội”. Những con người vốn chẳng hề quen biết, gần gũi nhau vậy mà lai thành đồng chí của nhau. Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu cũng đã viết nên những vần thơ về tình đồng đội bền chặt, keo sơn gắn bó giữa những người nông dân xa lạ nay về chung cùng một mái nhà:
                                      “Quê hương anh nước mặn đồng chua
                                        Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá
                                        Anh với tôi đôi người xa lạ
                                        Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”

3. “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
     Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
     Võng mắc chông chênh đường xe chạy
      Lại đi lại đi trời xanh thêm.”
Liên hệ với khổ thơ:
      “Ơi!Miền Nam ơi những đêm chẳng đuốc đèn
        Lửa trong tim rừng rực sáng trên đường
        Đôi quang gánh nặng tình yêu đất nước
       Hơi bếp Hoàng Cầm ta sưởi ấm khắp nơi nơi.”
                                                              (Huy Du)

                               “Ơi! Miền Nam ơi những đêm chẳng đuốc đèn
                                 Lửa trong tim rừng rực sáng trên đường
                                 Đôi quang gánh nặng tình yêu đất nước
                                 Hơi bếp Hoàng Cầm ta sưởi ấm khắp nơi.”
Những vần thơ trên  của nhà thơ Huy Du đã thực sự chạm đến trái tim người đọc khi nói về một tình yêu đất nước cùng  sự quyết tâm, nỗ lực, không ngại xông pha gian khổ hiểm nguy để hướng tới ngày mai tươi sáng của đất nước Việt Nam. Trong những ngày chiến đấu gian khổ đó, bếp Hoàng Cầm như một người bạn đồng hành với những anh bộ đội cụ Hồ. Đến với thi phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, ta lại một lần nữa bắt gặp chiếc bếp Hoàng Cầm dựng giữa trời xanh:
                                     “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
                                      Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
                                      Võng mắc chông chênh đường xe chạy
                                       Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Hình ảnh bếp Hoàng Cầm quen thuộc với đời lính tráng đã thật tự nhiên mở ra trước mắt bạn đọc khung cảnh các anh dừng xe trong chốc lát để cùng nhau ăn bữa cơm. Trong giây phút ấy, họ chia sẻ bát cơm, chiếc đũa,.. với nhau. Chính điều ấy đã giúp họ xích lại gần nhau như những người ruột thịt “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.” Tình cảm keo sơn ấy đã tiếp sức, nâng bước giúp các anh tiếp tục lên đường “Võng mắc chông chênh đường xe chạy/ Lại đi, lại đi trời xanh thêm.” Từ láy “chông chênh” gợi sự không chắc chắn, không vững vàng. Có lẽ đó chính là hình ảnh con đường Trường Sơn bị tàn phá bởi bom đạn kẻ thù cùng với những chiếc võng lắc lư theo nhịp xe. Câu thơ cho thấy những trở ngại, khó khăn, hiểm nguy mà người lính phải đối mặt nhưng với tinh thần chiến đấu kiên định, với lòng yêu nước nồng nàn, những người lính đó vẫn “lại đi lại đi trời xanh thêm”. Điệp từ “lại đi” lặp lại hai lần đã gợi ra nhịp hành quân khẩn trương, sự chiến đấu vững vàng của các anh chiến sĩ. Kết thúc khổ thơ là hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm vui phơi phới hi vọng vào tương lai của ngày mai chiến thắng.

 

Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA HỌC CHẠY VĂN 9 – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.

Các em có thể ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC NGAY TẠI ĐÂY!

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS.
Youtube Học Văn Chị Hiên.

Instagram Học Văn Chị Hiên.
Tiktok Học Văn Chị Hiên.

Tin liên quan