NGUYÊN TẮC 3H KHI SỬ DỤNG LÍ LUẬN VĂN HỌC

Ngày 05/09/2021 10:25:28, lượt xem: 10728

Lý luận văn học có lẽ không còn là mới với các bạn nữa đúng không nào? Nhưng sử dụng đúng cách các lý luận văn học đó vào bài viết thì vẫn còn nhiều bạn đang gặp khó khăn. Với nguyên tắc 3H, hi vọng các bạn sẽ mở ra được nhiều điều hơn khi làm bài nha.

 

NGUYÊN TẮC 3H KHI SỬ DỤNG LÍ LUẬN VĂN HỌC

 

1. HIỂU – Hiểu vấn đề lí luận mà câu nhận định muốn nhắc đến.


Đúng vậy, để sử dụng nó thì trước hết bạn phải hiểu nghĩa của câu lý luận đúng không nào? Không khó để chúng ta có thể tìm các câu lý luận văn học trên mạng xã hội, nhưng tìm thôi là chưa đủ, chúng ta cần nghiên cứu và hiểu nó, có như vậy mình mới có thể làm chủ được các câu đó nha. 


VD: (1) “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”(Sóng Hồng). 
Giải thích: Thơ ca là sáng tạo đặc biệt của con người. Thơ thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp nó là những sợi tơ rút ra từ cuộc sống và quay trở lại trang điểm cho cuộc sống bằng vẻ đẹp muôn màu của nó. Thơ ca đã có mặt cùng với sự phát triển của nhân loại suốt bao thời kì lịch sử và người ta cũng bắt đầu chú ý đến những vai trò, tác dụng kì diệu của nó đối với cuộc sống, đối với tâm hồn con người. Ý kiến của nhà thơ Sóng Hồng đã bàn về mối quan hệ giữa thơ với con người và cuộc sống thời đại đã sản sinh ra nó. Nhưng hiện thực cuộc sống đi vào thơ không phải là hiện thực trần trụi mà nó được thể hiện một cách cao đẹp, nghĩa là ngợi ca, tự hào, yêu mến,...bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo. Hai yếu tố con người và thời đại không tách rời nhau mà gắn bó mật thiết trong cảm xúc và hình tượng thơ.


VD: (2) “Mỗi tác phẩm phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop)
Giải thích: Câu lý luận văn học thể hiện được sự sáng tạo, mới mẻ trong mỗi tác phẩm. Hay nói cách khác, mỗi người nghệ sĩ không thể cứ đi theo lối mòn mà các tác phẩm khác đã có. Trong dòng chảy phũ phàng của thời gian, mỗi tác phẩm không mang cho mình một màu sắc riêng biệt sẽ không thể nào tồn tại lâu dài, người nghệ sĩ không truyền tải cái mới vào trong tác phẩm của mình sẽ không thể để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Qua mỗi tác phẩm, người nghệ sĩ phải thổi vào đó cái hồn, cái phong cách, hơi hướng riêng, con mắt nhìn nhận mới mẻ và sáng tạo của mình. Có như vậy, người nghệ sĩ và tác phẩm đó mới tạo được chỗ đứng riêng cho mình giữa một vườn hoa văn chương Việt Nam. 

 

ĐỌC THÊM LÍ LUẬN VĂN HỌC | PHONG CÁCH SÁNG TÁC

 

2. HỢP - Lựa chọn phù hợp bối cảnh, vấn đề 


Các câu lý luận văn học sẽ chỉ phát huy hết ý nghĩa của nó khi các em đặt trong bối cảnh phù hợp. Hãy chọn lựa thật kĩ, hình dung trước trong đầu xem mình sẽ kết nối vấn đề đó với câu lý luận văn học như thế nào, có hợp lý không rồi mới đưa vào bài viết nha. 
Ví dụ: Khi đánh giá về vai trò của chi tiết “chiếc bóng” trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” thì các em không thể nào lấy những câu lí luận về nghệ thuật trần thuật hay những câu lí luận về mối quan hệ giữa thơ ca và cuộc sống đúng không nào? Thay vào đó cần lựa chọn các câu lý luận văn học như: 
M.Gocki “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” hay “Chi tiết nghệ thuật là hạt bụi vàng của tác phẩm”

 

3. HAY - Kết nối giữa vấn đề và câu lí luận văn học 
Hiểu và Hợp rồi nhưng làm thế nào để Hay thì lại rất khó. Đó là việc các em sử dụng lời dẫn, kết nối giữa lý luận và vấn đề sao cho hay, cho hợp tình hợp lý. Điều này nằm nhiều ở kỹ năng của các bạn rồi nè, khả năng sử dụng từ ngữ, tư duy để kết nối từ câu lý luận văn học sang vấn đề của mình.


VD: 
Nhà văn Nam Cao từng nói rằng: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối”. Đúng vậy nghệ thuật phải nên là ánh trăng tỏa sáng đẹp nhất lung linh nhất, nhưng cũng phải chân thật, dịu dàng nhất. Dấn thân vào con đường nghệ thuật, người nghệ sĩ phải luôn là những người lao động sáng tạo và là  “những nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Bàn về thiên chức của nhà văn và nhiệm vụ của  văn chương George sand cho rằng: “Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người”. Nhưng tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của chân, thiện, mỹ quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khởi nguồn cho dòng sông, phân lọc đổ ra đại dương nhân bản mênh mông, Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng đã tích cóp thứ ánh sáng riêng ấy và chiếu vào tâm hồn người đọc, làm khởi phát những cảm xúc mới mẻ. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, ta nhìn thấy rõ những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa.

Lưu ý khi đưa lí luận văn học vào bài viết 
Tuy nhiên cũng có một vài lưu ý nhỏ chị muốn dành cho các bạn để tránh các lỗi nhỏ khi viết bài nha. 
Không nên sử dụng các câu lý luận quá dài hoặc quá trừu tượng
Ghi nguồn để tăng độ tin tưởng
Kết nối giữa câu lý luận và vấn đề
...

 

Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA VĂN VIP 2K7  – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS.
Youtube Học Văn Chị Hiên.

Instagram Học Văn Chị Hiên.
Tiktok Học Văn Chị Hiên.

Tin liên quan