Đăng Ký Học
Ngày 30/05/2021 14:19:36, lượt xem: 3786
Đề bài: Phân tích hình tượng nắm lá ngón trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài)
Bài làm:
Nhắc đến đến những tác phẩm như Dế Mèn phiêu lưu ký, hẳn trong chúng ta không ai không nghĩ ngay tới một cây bút tài ba, lão làng trong nghề văn ấy là Tô Hoài. Ai yêu Tô Hoài cũng biết, ông dành nhiều tình cảm cho con người lắm, vì thế mỗi trang văn của ông luôn thấm đượm một trái tim nhân hậu, một hơi thở nồng nàn của những bài học, ý nghĩa cuộc sống. Và chắc hẳn, ta không thể không nhớ tới câu truyện ngắn trên Tây Bắc ấy là vợ chồng A Phủ. Tô Hoài đã dành ngòi bút của mình để nảy lên những tiếng kêu nhân đạo nhất, và đặc tả điều đó, ta còn ấn tượng mãi với hình tượng nắm lá ngón trong câu chuyện.
Người ta vẫn nói: “chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm” một tác phẩm hay và xuất sắc, một nhà văn ưu tú và có phong cách xuất sắc, chắc chắn trong những câu truyện của mình, không thể nào không có được những chi tiết giàu ý nghĩa. Để mà khi tác giả có ra đi mãi mãi, khi nhắc đến chi tiết nghệ thuật là ta nghĩ ngay đến tác phẩm và ngòi bút tài hoa của họ.
Đến với vợ chồng A Phủ, ta được nghe Tô Hoài kể về số phận bấp bênh của hai số phận. Bị đày ải trong ngục tối của những hủ tục lạc hậu, những chế độ phong kiến chúa đất tay sai hà khắc và man rợ. Truyện ngắn vợ chồng A Phủ được sáng tác khi Tô Hoài có chuyến đi thăm miền Tây Bắc xa xôi, và ở đây thông qua lăng kính của mình, ông đã nêu bật được số phận của một cô gái miền sơn cước là Mị.
Nắm lá ngón là hình ảnh đã xuất hiện lặp đi lặp lại ba lần trong tác phẩm , mỗi lần mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng đều là ẩn ý của tác giả đã nêu bật được khía cạnh tâm trạng và tính cách của Mị. Mở đầu câu truyện, ta không thể quên một cô gái với hình ảnh: “Ai ở xa về…có một cô gái. Lúc nào cũng vậy … mặt buồn rười rượi” thật là một hình ảnh u ám, đáng nhẽ con gái nhà giàu phải được hưởng một cuộc sống sung sướng, nhưng đây Mị tưởng như một thứ vật vô tri vô giác, tâm hồn nghèo nàn và héo úa đến thương tâm. Mị vốn dĩ là một cô gái xinh đẹp, tài hoa lại chăm chỉ hiền lành, nhưng những phẩm chất đáng quý ấy đã bị xã hội đương thời vùi dập, như một ngọn lửa đang bùng cháy, lại bị đè nén dưới những điều khổ cực, đau đớn cả thể xác và linh hồn. Mị còn cảm thấy chính mình không bằng “con trâu con ngựa” con trâu con ngựa còn được nhai cỏ ung dung, đây Mị không có một phút ngơi nghỉ, lại bị A Sử hành hạ, không có tình cảm, cuộc sống trôi qua là những bất hạnh, chán trường lặp đi lặp lại, một lối thoát không có hồi kết, không có điểm đến tưởng như lặp đi lặp lại.
Nhưng ai có biết, cô gái đó đã từng ra sao, hình ảnh “nắm lá ngón” đầu tiên, xuất hiện sau khi Mị bị A Sử bắt về “cúng trình ma” trở thành con dâu gạt nợ nhà giàu. Cuộc sống quá khổ cực tù túng với một tâm hồn yêu tự do, khát khao được hạnh phúc, nên Mị đã túng quẫn quá, cầm nắm lá ngón hái trong rừng mà chạy về thưa với cha. Nhưng đâu thể được, cha Mị nói: “Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn… tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi” tuy một lòng thương con, nhưng không còn cách nào khác, vì món nợ truyền kiếp với nhà giàu. Vậy là Mị phải từ bỏ thôi, “nắm lá ngón” xuất hiện đầu tiên là hình ảnh đại diện cho một lối thoát đầy tăm tối, đây tuy là lối thoát ngắn và dễ dàng nhất, nhưng lại là một lối thoát trốn bỏ hiện tại một cách nghiệt ngã. Nhưng mặc khác, lại khẳng định một tâm hồn cao đẹp của Mị, một trái tim dũng cảm, không muốn mình phải sống như con trâu con ngựa, sống mà như chết. Đây là một sự phản kháng quyết liệt nhưng đầy tuyệt vọng của Mị. Nó – lá ngón cũng chính là hiện thân đầy chân thực cho sự áp bức, bóc lột, man rợ của chế độ phong kiến hà khắc, đày đọa con người lương thiện đến tột cùng. Rồi Mị chỉ bưng mặt khóc “Mị ném nắm lá ngón xuống đấy, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng. Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết” vậy đấy, số kiếp con người đã định đoạt, Mị chấp nhận về làm con dâu gạt nợ, chấp nhận cuộc sống – sống không bằng chết của mình. Một cô gái đã rất can đảm tìm đến nắm lá ngón, nhưng lại can đảm hơn để sống với sự khổ cực của mình, rốt cuộc vẫn là một trái tim nhân hậu, hiếu thảo, và bản lĩnh. Thương thay cho Mị, ta càng hiểu thấu một trái tim nhân đạo của Tô Hoài. Và “Mị đành trở lại nhà thống lí”
Vậy là ta đã nhìn thấy một tia sáng vụt lên trong trái tim Mị, Mị đã tìm đến một sự giải thoát cho số phận, nhưng rồi lại chấp nhận để đấu tranh đơn độc. Rồi người cha già của cô qua đời, lúc này Mị đã sống “quen cái khổ rồi” Mị không còn nhớ tới lá ngón nữa, vì lúc này với Mị sống hay chết cũng đều như nhau. Và còn gì đau đớn hơn khi con người ta nghĩ đến cái chết mà cũng như sự sống, ấy là khi cái tâm đã nguội lạnh rồi. Và đây cũng chính là hình ảnh “nắm lá ngón” thứ hai. Hình ảnh tượng trưng cho sự ra đi của nắm lá ngón, nội ám ảnh, day dứt về cái chết giờ đã không còn trong tâm trí Mị nữa rồi. Mị mặc kệ, Mị quen khổ, và thay vì phản kháng giờ đã là chịu đựng. Sự đấu tranh và giờ đây là những mệt mỏi yếu ớt. Vậy là lá ngón thứ hai là hình ảnh lá ngón ra đi, và đây cũng là một tiếng kêu ngầm tiếng đồng bào hướng về cách mạng.
Và rồi đêm tình mùa xuân của năm nào đã ập đến. Tình mùa xuân năm Mị sống ở nhà thống lí pá tra khác hẳn so với những đêm tình mùa xuân trước đây. Mị hồi tưởng lại quá khứ, Mị gặm nhấm lại nỗi đau dai dẳng khôn nguôi, những giai điệu cũ, bài hát cũ vang lên, vang vọng trong hồi ức tâm trí Mị như tiếng đàn da dắt, day dứt và đau đớn. Mị nhận ra mình còn trẻ, và Mị muốn đi chơi. Mị uống rượu, cứ uống “ực từng bát” Mị càng say thì càng tỉnh, Mị nhớ lại mình ngày xưa biết bao, Mị thương chính số phận của mình bây giờ, Mị đau trong cảnh “sống không ra người” này của mình lắm lắm. Vậy là nắm lá ngón lại xuất hiện lần thứ ba, Mị nghĩ, nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Vậy là càng nghĩ càng buồn, càng buồn càng khổ.
Vậy là nắm lá ngón đã xuất hiện xuyên suốt trong câu truyện ba lần, ba lần với ba ý nghĩa khác nhau. Lần thứ nhất là tượng trưng cho một lối thoát của tâm hồn. Lần thứ hai là sự ra đi của lá ngón, Mị đã quen kiếp làm tôi tớ rồi. Lần thứ ba lại hiện về như một đối sáng le lói, và Mị muốn chết ngay cho đỡ phải sống cái kiếp làm trâu làm ngựa này. Qua đó là sự tự cứu và phản kháng của một tâm hồn cô gái trẻ. Một cô gái trẻ đẹp và có tâm hồn đẹp, lại “sinh bất phùng thời” nên bị đọa đày trong sự giam hãm của thế lực phong kiến hà khắc. Qua đó cũng thể hiện một sự khốn khổ của người dân miền Tây Bắc ta ngày trước.
Vậy là nắm lá ngón đã là một chi tiết quan trọng, nhấn mạnh nỗi khổ ngày càng sâu sắc và thấm thía của Mị. Một thứ độc dược của núi rừng còn là sự giải thoát, vậy mà cũng không thể độc bằng chính xã hội lúc bấy giờ. Qua đó nắm lá ngón cũng chính là sự khẩn thiết, cầu cứu của đồng bào miền cao hướng đến cách mạng. Và cũng là một trái tim nhân đạo sâu sắc của Tô Hoài. Nắm lá ngón là chi tiết quan trọng, nổi bật lên câu truyện của những người lao động nghèo khổ vùng Tây Bắc.
Nguồn: ST
Để làm chủ bài văn, các em có thể đăng ký khóa học 10 NGÀY "CHẠY" VĂN của Học Văn chị Hiên nhé!
ĐĂNG KÍ KHOÁ HỌC TẠI ĐÂY!
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Tin liên quan