MỞ BÀI - Đề bài: Phân tích bi kịch của Chí Phèo trong truyện ngắn cũng tên của nhà văn Nam Cao và bi kịch của Trương Ba trong tác phẩm kịch: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.

Ngày 09/11/2018 19:24:17, lượt xem: 10481

Đề bài: Phân tích bi kịch của Chí Phèo trong truyện ngắn cũng tên của nhà văn Nam Cao và bi kịch của Trương Ba trong tác phẩm kịch: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.

 

MB1: Có những khoảnh khắc, con người ta bị dồn đẩy đến những bi kịch tận cùng phải tự tìm ra con đường giải thoát cho chính mình. Sợ hãi, đau khổ, tủi hờn, bao nhiêu những hoài nghi về cuộc đời, khi tháng ngày phía sau đây lại là những bi kịch nối tiếp bi kịch. Có nhiều nhà văn, đã đẩy bi kịch và trong tác phẩm của mình như vậy, để cho nhân vật trải qua biết bao nhiêu những xúc cảm “hỉ, nộ, ái ố” đều đủ cả. Nhẫn tâm khi để cho nhân vật của mình phải chết, nhưng có lẽ, đó cũng chính là con đường giải thoát duy nhất. Chí Phèo và Trương Ba – Hai nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao và vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã để lại biết bao nhiêu những cảm xúc trong lòng người đọc bởi tất cả những đau đớn trong bi kịch mà họ phải trải qua, là bi kịch của một đời người, là bi kịch của một số phận, là bi kịch của cả một thời đại mà nhân vật ấy sống, thật đáng thương biết bao!

 

MB2: Chí này, xin anh đừng khóc có được không! Dù bạn đọc ai cũng thấu hiểu lòng anh chất chứa nhiều niềm đau lắm. Bi kịch những năm tháng anh sống, là bi kịch của biết bao nhiêu người nông dân sống trong xã hội cũ cùng thời. Cuối cùng thì anh cũng đã tự cứu lấy được cuộc đời mình, bằng cái chết. Trương Ba – mọi chuyện qua rồi, ông đã nhất định không sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” và cuối cùng, ông cũng đã tự giải thoát được cho cuộc đời của mình, để mọi thứ được trở về đúng chỗ của nó. Nam Cao và Lưu Quang Vũ thật tài tình biết mấy, khi cứ thờ ơ dửng dưng như vậy khi viết về bi kịch của 2 nhân vật trong tác phẩm của mình. Như đâm vào trái tim bạn đọc, thế nhưng cũng nhẹ nhàng dùng bàn tay xoa dịu hết bao đau thương. Biết bao nhiêu năm trôi qua rồi, mà những tấn bi kịch về con người như Chí Phèo hay Trương Ba vẫn được nhắc hoài, nhắc mãi như thế, gửi gắm thông điệp nhân đạo cao cả của 2 người nghệ sĩ tài năng.

MB3: Thôi ngừng van xin cuộc đời, bởi lẽ cuộc đời vẫn thường tàn nhẫn đem đến cho người ta những bi kịch đớn đau như vậy. Người ta không được quyền khóc, không được quyền kêu, không được quyền sống trọn vẹn và ý nghĩa như một con người đâu, vì người ta sinh ra đã bị tước đoạt quyền làm người mất rồi. Đó là Chí Phèo – là anh Chí đáng thương của tôi với những năm tháng không thể quay đầu làm lại. Thôi đừng mong mỏi sẽ có phép màu xảy ra, khi ta chỉ đi sống nhờ, sống dựa , vay mượn những thứ không phải của mình để phục vụ lợi ích của bản thân mình. Con người không toàn vẹn vậy thì chính xác sẽ chẳng bao giờ thống nhất được. Đó là bi kịch của ông Trương Ba, trong tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Những bi kịch văn học cứ tự nhiên như vậy, gây ám ảnh trong lòng người đọc với những day dứt không nguôi và câu hỏi đó, vẫn còn nơi đây bỏ ngỏ: “Sống thế nào, cho ra một con người?”.

 

 

Tin liên quan