Đăng Ký Học
Ngày 14/07/2023 17:03:31, lượt xem: 2250
2k9 nào đã bắt đầu tìm hiểu và học trước về chương trình Ngữ Văn 9 thì chắc đã biết đến những tác phẩm này rồi phải không nhỉ?
Vậy hãy cùng chị tìm hiểu khát quát các tác phẩm trung đại lớp 9 nha!
-----------------------------------
I. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG - NGUYỄN DỮ
- Tác phẩm: Là câu chuyện thứ 16 trong 20 truyện được chép lại trong tác phẩm Truyền kì mạn lục bằng chữ Hán của danh sĩ Nguyễn Dữ sống vào cuối thời nhà Lê cuối thế kỉ XVI.
- Nội dung: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Nghệ thuật: Thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
II. CHỊ EM THÚY KIỀU
- Tác phẩm:
+ Nằm ở phần đầu “Gặp gỡ và đính ước”. Sau 4 câu thơ nói về gia đình họ Vương thì Nguyễn Du dành 24 câu miêu tả vẻ đẹp chị em Thúy Kiều.
+ Là đoạn trích tiêu biểu cho tài năng miêu tả chân dung nhân vật và bút pháp ước lệ của đại thi hào Nguyễn Du.
- Nội dung: Đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người.
+ Tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận.
+ Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, dùng điển cố.
III. CẢNH NGÀY XUÂN
- Tác phẩm:
+ Đây là đoạn trích ở phần đầu tác phẩm (sau đoạn tả tài sắc của chị em Thuý Kiều). Sau đoạn Nguyễn Du miêu tả tài sắc của hai chị em Thúy Kiều, trước đoạn Kiều gặp mộ Đạm Tiên và Kim Trọng
+ Đoạn trích đã khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp , trong sáng, náo nhiệt trong cuộc du xuân của hai chị em Thúy Kiều vào tiết thanh minh
- Nội dung: Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và tâm trạng con người, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
+ Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân.
+ Tả cảnh thiên nhiên bằng từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.
IV. KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
- Tác phẩm:
+ Đoạn trích nằm ở phần II: Gia biến và lưu lạc.
+ Đoạn trích đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương; nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo, vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Nội dung: Đoạn trích đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết
và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Nghệ thuật: Đoạn trích thành công ở nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc với bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên
Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên
Tin liên quan