Đề bài: Từ xưa đến nay, sức sống của con người và vẻ đẹp thiên nhiên luôn là đề tài bất tận cho thi ca nhạc họa. Anh chị hãy cảm nhận và phân tích bài thơ Việt Bắc và Đây thôn Vĩ Dạ để thấy được sự tương đồng và khác biệt.

Ngày 14/05/2020 09:07:41, lượt xem: 2896

🌱🌱🌱 [ LUYỆN ĐỀ VĂN HỌC ]

❤ Đề bài
Từ xưa đến nay, sức sống của con người và vẻ đẹp thiên nhiên luôn là đề tài bất tận cho thi ca nhạc họa. Anh chị hãy cảm nhận và phân tích bài thơ Việt Bắc và Đây thôn Vĩ Dạ để thấy được sự tương đồng và khác biệt.
---------------------------------
Hướng dẫn
A. MB
B.TB
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Việt Bắc và Đây thôn Vĩ Dạ là hai tác phẩm được bắt nguồn từ cảm hứng sáng tác riêng, phù hợp với theo từng giai đoạn lịch sử. Để hiểu sâu hơn về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong sự đối sánh hai tác phẩm này, trước tiên cùng tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.

**Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc
Tố Hữu là tiếng thơ của Cách Mạng, cuộc đời ông “dành phần nhiều cho Đảng” và Việt Bắc chính là tác phẩm điển hình cho phong cách sáng tác của nhà thơ. Thông qua Việt Bắc cũng như các tác phẩm thơ khác của Tố Hữu, người đọc tìm thấy sự đi lên và phát triển của Cách mạng.
Tố Hữu sinh ngày 04/10/1920 và mất ngày 09/12/2002, tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhà thơ xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo có truyền thống nghệ thuật, từ nhỏ đã chịu ảnh hưởng của dân ca xứ Huế cùng những giai đoạn tục ngữ ca dao xưa.
Tố Hữu là nhà thơ sớm giác ngộ lí tưởng của Cách mạng. Ông đóng góp và cống hiến nhiều tác phẩm có giá trị lớn cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc. Sau Cách mạng tháng Tám, Tố Hữu giữ nhiều vị trí quan trọng.
- Bài thơ Việt Bắc
Hoàn cảnh ra đời: Nhân sự kiện lịch sử vào tháng 10 -1954, khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, khi Trung ương Đảng cùng Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội, Việt Bắc đã được Tố Hữu lấy cảm hứng từ sự kiện này.
Thuộc thể loại thơ trữ tình chính trị, Việt Bắc là bài thơ mang âm hưởng nhẹ nhàng, tâm tình, mang màu sắc kỉ niệm với những gắn bó giữa Cách mạng và Việt Bắc.

***Hàn Mặc Tử và Đây thôn Vĩ Dạ
- Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912 và mất năm 1940. Quê ông ở làng Mĩ Lệ, Võ Xá, Phong Lộc thuộc tỉnh Đồng Hới, ngày nay là tỉnh Quảng Bình.
Nhà thơ họ Hàn từ nhỏ đã sống ở Quy Nhơn, sau đó có một thời gian học trung học tại Huế. Ông sinh ra trong gia đình viên chức nghèo, cha mất sớm và ông ở cùng mợ.
Lớn lên ông làm công chức ở Bình Định, sau đó vào làm báo tại Sài Gòn.
Năm 1936, ông trở về Quy Nhơn chữa bệnh nan y. Sau đó vài năm, 1940 Hàn Mặc Tử mất do căn bệnh phong quái ác.
Hàn Mặc Tử bộc lộ năng khiếu thơ ca từ rất sớm với nhiều bài thơ đặc sắc mang nhiều bút danh khác nhau. Giai đoạn đầu, thơ ông mang hơi hướng thơ cổ Đường luật, sau đó chuyển sang khuynh hướng lãng mạn.
Cuộc đời của ông ngắn ngủi với nhiều đau thương u sầu, tuy nhiên ông luôn mang trong mình tinh thần lạc quan cùng sự sáng tạo nghệ thuật mạnh mẽ.
- Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm 1938, ban đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ được in trong tập “Thơ Điên”, về sau được tác giả chuyển thành “Đau thương”.
Hàn Mặc Tử đã lấy cảm hứng từ mối tình của nhà thơ với cô gái quê ở thôn Vĩ – một thôn nhỏ nằm bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng và trữ tình.
Trong thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh từng nêu quan điểm “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử xuất hiện như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi rực rỡ của mình”.

2.Cảm nhận
2.1 Vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Việt Bắc
Trong hoài niệm của kí ức, bức tranh thiên nhiên tứ bình của núi rừng Tây Bắc hiện lên thật sinh động và chân thực trong thơ của Tố Hữu:

“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh rao cài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng….”

Bằng sự ướm hỏi chân thành đầy tinh tế, người ra đi đã thể hiện sự lưu luyến và nhớ nhung với kẻ ở lại. Với hình thức tu từ mang dấu hỏi ở cuối câu thơ, lời giãi bày đã được thể hiện đầy tâm tình mà không cần lời đáp.

Hoa núi của rừng sâu là hình ảnh quen thuộc từng gắn bó với kháng chiến gian khổ chống Pháp, ta nhớ hoa nhớ người chính là nhớ vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Bắc và tình người nồng ấm nơi đây. Những câu sau là một loạt những hình ảnh gần gũi và thân thiết của đất trời và thiên nhiên Việt Bắc.

Một bức tranh tứ bình đẹp tuyệt được trải ra trước mắt người đọc. Khunh cảnh thiên nhiên thật thơ mộng. Đầu tiên là sắc xanh bạt ngàn của núi rừng khi Việt Bắc vào đông. Những ngọn đuốc tượng trưng sáng rực được hình thành bởi hình ảnh của hoa chuối đỏ tươi. Trong cái nền không gian đẹp đẽ của thiên nhiên, vẻ đẹp và khí thế của con người hiện lên vững chãi với “dao gài thắt lưng”.

“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Tiếp đến là hình ảnh xuân về với màu xanh của cây cỏ hoa lá với sắc trắng tinh khôi của hoa mơ hoa mận “nở trắng rừng”. Xuân qua, hạ đến, thiên nhiên của Việt Bắc được tổ điểm bởi tiếng ve râm ran nơi rừng phách hổ vàng. Hình ảnh thiếu nữ hiện lên gắn bó giao hòa với thiên nhiên, cùng sự chăm chỉ hái măng một mình. Bức tranh mùa hạ như một bức sơn mài vừa mang chất hiện đại lại đậm chất cổ điển.

Khép lại bộ tranh tứ bình ấy chính là những đường nét về mùa thu nên thơ cùng tiếng hát chia tay giã biệt bạn bè:

“Rừng thu trăng gọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Bức tranh thiên nhiên đẹp xiết bao với trăng thu được tưới bởi không khí hòa bình. Sự thân thương, gần gũi và mộc mạc của con người và thiên nhiên như đã hòa làm một. Vẻ đẹp của con người hiện lên qua tiếng hát ngọt ngào đầy nghĩa tính với kháng chiến và cách mạng. Sự trong trẻo của giọng hát, sự thủy chung ân tình của đồng bào dân tộc.

Đây phải chăng chính là nghĩa tình mười lăm năm gắn bó mặn nồng… Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Việt Bắc và Đây thôn Vĩ Dạ qua việc phân tích lối thớ của Tố Hữu khiến người đọc cảm nhận được sâu sắc và chi tiết.

2.2. Vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Đây thôn Vĩ Dạ
Khi phân tích Việt Bắc và Đây thôn Vĩ Dạ, chúng ta thấy thi nhân họ Hàn cũng sử dụng câu hỏi tu từ ngay trong những giai đoạn thơ của mình nhưng lại mang ngụ ý trách mọc nhẹ nhàng:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền…”

Sự mộc mạc gần gũi thân quen của làng quê Việt hiện lên chân thực trong những câu thơ của Hàn Mạc Tử. Đó là một miền quê nơi sông Hương thơ mộng và trữ tình. Hiện lên trên cả là hình ảnh những hàng cau thẳng tắp vươn lên trong nắng sớm, sau đó là một khu vườn mướt xanh của lá với sắc ngọc tinh khôi. Trong không gian bình dị ấy, vẻ đẹp của con người hiện lên quá đỗi mộc mạc với khuôn mặt chữ điền ẩn hiện xa xa sau những chiếc lá trúc.

Khung cảnh thôn Vĩ hiện lên ấm ấp thân quên chỉ sau vài nét phác họa của người thi nhân. Vẻ đẹp thiên nhiên dung dị ẩn sau từng câu chữ tả cảnh. Xa xa hơn chính là đất trời, là sông nước và gió mây:

“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”

Vẻ đẹp của thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng của con người, có chút gì đó là buồn thương, là xa cách, là chia ly. Gió và mây vốn xa nhau giờ đây lại như xa hơn bởi cách dùng từ độc đáo của Hàn Mặc Tử. Biện pháp nhân hóa được nhà thơ sử dụng tài tính với hình ảnh dòng nước “buồn thiu”. Tâm hồn còn người đã thổi vào cảnh một sự luyên tiếc xa xăm, một nỗi nhớ u hoài không dứt.

3. So sánh
Việt Bắc và Đây thôn Vĩ Dạ đều mang vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, tuy nhiên, với mỗi cảm hứng riêng thì hai tác phẩm lại chứa đựng những vẻ đẹp rất khác, với sự tương đồng và khác biệt rõ rệt.

***Sự tương đồng
Việt Bắc và Đây thôn Vĩ Dạ đều mang màu sắc tâm trạng về khung cảnh sông nước quê hương và thiên nhiên.
Bút pháp điêu luyện đã chắp cánh và thổi hồn cho thiên nhiên hiện lên sinh động, chân thực và có chút thơ mộng. Cả hai tác phẩm đều thể hiện sự tài hoa trong ngòi bút của Tố Hữu và Hàn Mặc Tử.

***Sự khác biệt
Đây thôn Vĩ Dạ: mang màu sắc chia ly, xa cách, tâm trạng nhớ nhung trong tình yêu
Việt Bắc: thể hiện nỗi nhớ da diết nhẹ nhàng của người ở với người đi sau mười lăm năm gắn bó qua việc khơi lại những kỉ niệm và kí ức trong quá trình gian khổ chống Pháp.

***Lí giải về sự tương đồng cũng như khác biệt giữa hai tác phẩm
Đều là những cây bút tài hoa, mang màu sắc thơ trữ tình, mặc dù với Tố Hữu đó là chất trữ tình cách mạng, còn trong thơ Hàn Mặc Tử lại là chất trữ tình lãng mạn điển hình.
Mỗi thi nhân đều mang cảm xúc riêng với sự ảnh hưởng từ cảm hứng thời đại.
Đây thôn Vĩ Dạ: cho thấy sự khắc khoải nhớ nhung khôn cùng mang màu sắc bi ai và chia ly.
Việt Bắc: thể hiện nghĩa tình gắn bó qua giọng thơ nhẹ nhàng, qua vẻ đẹp và những khung cảnh quen thuộc gần gũi của núi rừng Việt Bắc.
Có thể nói, Việt Bắc và Đây thôn Vĩ Dạ là hai tác phẩm thể hiện sâu sắc và rõ nét vẻ đẹp thiên nhiên và con người, thông qua đó cũng cho thấy sự tài hoa sáng tạo trong phong cách của hai nhà thơ. Dù sống ở những thời đại khác nhau, với giai đoạn lịch sử cũng khác nhau, nhưng ở họ là sợi dây kết nối, là những cảm xúc bắt gặp về thiên nhiên và con người
4.Khái quát
C. KB
-------------------------------
Nguồn:#st
Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn 🌿🌿

Tin liên quan