Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật trong buổi sáng hôm sau trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân). Từ đó hãy bình luận về tư tưởng nhân đạo của tác giả.

Ngày 25/08/2020 16:15:52, lượt xem: 34985

🔖[Mỗi ngày một tác phẩm 12 - Tác phẩm "Vợ Nhặt" - Kim Lân]

 Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật trong buổi sáng hôm sau trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân). Từ đó hãy bình luận về tư tưởng nhân đạo của tác giả.


🌿 Phân tích đề:
Dạng đề: Phân tích
Vấn đề cần nghị luận: diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật trong buổi sáng hôm sau trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân). Từ đó hãy bình luận về tư tưởng nhân đạo của tác giả.
🌿 Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt: Có thể đi từ :
đề tài nông thôn, nông dân Việt Nam
đề tài về cái đói
nhận định về Kim Lân
...
- Nêu vấn đề: diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật trong buổi sáng hôm sau trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân). Từ đó hãy bình luận về tư tưởng nhân đạo của tác giả.
2. Thân bài:
- LĐ 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của Văn học Việt Nam hiện đại. Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn, thường viết về nông thôn và người nông dân. Văn Kim Lân hấp dẫn người đọc bởi những trang viết đặc sắc về phong tục tập quán và đời sống làng quê, bởi những hiểu biết sâu sắc của ông về cảnh ngộ và tâm lí người dân quê.
“Vợ nhặt” được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tiền thân của truyện là một chương trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư viết ngay sau 1945. Tới 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết “Vợ nhặt”. Do đó, tác phẩm không chỉ là kết quả một quá trình suy ngẫm, gọt giũa về cả nội dung và nghệ thuật mà còn mang âm hưởng lạc quan của thời đại mới trong thời điểm đất nước được giải phóng sau năm 1954.

- LĐ 2: Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật
Khái quát về bối cảnh và tình huống truyện, từ đó dẫn dắt đến khung cảnh buổi sáng hôm sau
“Vợ nhặt” được xây dựng trên bối cảnh của năm Ất Dậu, cái năm vẫn được nhiều người lớn tuổi quen gọi là năm đói.
Giữa bao khốn khổ, cùng cực ấy, một anh cu Tràng - ngờ nghệch, nghèo túng - lại bỗng dưng “nhặt được” vợ, là một người con gái thô kệch, cũng không có gì trong tay. Hai số phận éo le vì bị dồn vào bước đường cùng, hay vì tình thương trắc ẩn, đã gặp được nhau và từ nay là đi chung một đường.
Cả ba nhân vật: Tràng, mẹ của Tràng và thị đều có những biến đổi về tâm lí và hành động thể hiện điều đó rất rõ rệt. Trong buổi sáng hôm sau, không còn những bất ngờ, ngạc nhiên, dụt dè, tủi hổ, cả ba nhân vật đã có sự gắn kết trong những suy nghĩ và hành động trách nhiệm hơn, gần gũi hơn, dù vẫn trong không khí nạn đói ê chề nhưng những trang văn ấy cho phép người đọc hướng về một tương lai hạnh phúc và niềm vui rồi sẽ mỉm cười với những con người bất hạnh.

- Diễn biến tâm trạng và hành động của Tràng trong buổi sáng hôm sau:
Hắn bất ngờ cứ tưởng mình đang mơ, thế nên tâm trạng lơ lửng một cách êm ái vì giấc mơ ấy thật đẹp “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”.
Trong lòng có điều gì khang khác nên Tràng dễ dàng nhận ra sự thay đổi của bên ngoài “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”. Tràng không còn vô tâm, hời hợt nữa, hắn nhìn những vật xung quanh: nhà cửa được dọn sạch, mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa đã được đem ra sân hong…Hắn cảm động trước cảnh tượng mẹ chồng và nàng dâu cùng nhau dọn dẹp, nấu nướng. Nếu như không có Thị, Tràng sẽ không thể cảm nhận được niềm hạnh phúc giản dị như thế.
Tình cảm của Tràng trỗi dậy “bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Tràng thấy cuộc đời mình thay đổi và hắn đã trưởng thành hơn nên phải có trách nhiệm hơn với gia đình.
+ Hành động:
Sự thay đổi đó còn tiếp tục ở nhận thức. Cuối tác phẩm là hình ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới” cùng sự tiếc rẻ của Tràng cho thấy sự vận động tích cực trong suy nghĩ của người nông dân. Đi từ sự tự phát đấu tranh vì quyền lợi của cá nhân đến sự tự giác trong vai trò người chiến sĩ. Ai biết đâu, rồi Tràng sẽ là một trong đoàn người đó.
- Diễn biến tâm lí và hành động của bà cụ Tứ
+ Sáng hôm sau bà cùng con dâu dậy sớm thu dọn, quét tước nhà cửa.
+ Bà cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, “Cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa”.
+ Bà vui trong ý nghĩ tốt đẹp về tương lai: “Rồi ra may mà ông giời cho khá…” ai giàu ba họ ai khó ba đời. Có ra thì con cái chúng mày về sau. Bà cụ “nói toàn: chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này".
Trong bữa cơm sáng, "Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo" bữa cơm đầu liên có con dâu đó là một bữa “tiệc với món cháo loãng và món “chè khoán” đắng chát - một bữa ăn ngày đói rất thảm hại nhưng bà cụ cố tạo ra niềm vui để động viên an ủi con trai, con dâu.
Mặc dù cuộc sống khắc nghiệt đến tàn bạo đã đầy đọa mẹ con bà. Bà vẫn cố tạo không khí hòa thuận ấm cúng trong gia đình và kể chuyện làm ăn, nuôi gà tươi cười đon đả múc cho con dâu những bát cháo cám.
Tuy nhiên cái vui ấy, dù là rất nhỏ bé mà vẫn mong manh, vẫn chìm đi trong cái tăm tối hiện tại: tiếng trống thúc thuế, đám quạ đen bay vẩn trên bầu trời => Bà lão lo lắng trong bất lực. Bà khóc. Nhưng vẫn cố không để các con nhìn thấy.
- Diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật thị
+ Sáng hôm sau thị dậy sớm dọn dẹp cùng mẹ chồng, quét dọn nhà cửa sân vườn thật sạch sẽ.
+ Bữa ăn đầu tiên khi về nhà chồng, được mẹ chồng “đãi” món chè khoán ngon đáo để. Món cháo cám rất đắng, chát, khó ăn nhưng thị vẫn nuốt thẳng miếng cháo cám vì sợ mẹ phiền lòng.
+ Thị hướng tới một tương lai tương sáng khi nói nhiều nhất về đoàn người đi phá kho thóc của Nhật. Điều này đã khai sáng cho Tràng và bà cụ Tứ, để rồi hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc và lá cờ đỏ sao vàng cứa xuất hiện mãi trong tâm trí của Tràng.
=> Nghệ thuật: Tạo tình huống truyện độc đáo; Nghệ thuật miêu tả: bút pháp tả thực tạo ấn tượng mạnh, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; Ngôn ngữ sinh động, so sánh độc đáo, giàu tính tạo hình.

- LĐ 3: Bình luận về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân
Tư tưởng nhân đạo của nhà văn thấm thía ở sự thấu hiểu và đồng cảm với những số phận bất hạnh, thăng hoa ở sự ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn những con người có thể ngoại hình còn xấu xí, thô kệch, khổ đau.
Một hồn văn đôn hậu, giản dị như Kim Lân, với tư tưởng và cách mở nút cho số phận nhân vật đã có sự sáng tạo và tiến bộ khi đem đến một cái kết đầy hứa hẹn, đầy tươi sáng cho các nhân vật, gửi gắm trong hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Những phận đời lay lắt như Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ cuối cùng cũng tìm được ánh sáng của tình người, của hi vọng.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật trong buổi sáng hôm sau trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân). Từ đó cảm nhận được về tư tưởng nhân đạo của tác giả.
- iên hệ, mở rộng: có thể theo hướng:
+ sức sống lâu bền của tác phẩm và tài năng của tác giả
+ nhận định
+ đoạn thơ phù hợp
+ ấn tượng cá nhân
-----------------
Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn 

Tin liên quan