Đăng Ký Học
Ngày 21/08/2020 15:25:20, lượt xem: 1122
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
1. Điểm chuẩn ngành NNA có cao không? Học trường nào là ổn?
- Điểm chuẩn NNA nhìn chung không cao so với các ngành khác, luôn ở mức trung bình. Không quá cao cũng không quá thấp. Bạn nào có đam mê thì cứ cố gắng, đừng bao giờ sợ xa tầm với, vì điểm NNA với cái là tới à! Không giống khối ngành sức khỏe hay an ninh.
- Học NNA ở trường nào? Câu trả lời là trường nào cũng được!
Ở Đại học là tự học, bạn muốn thành thế nào thì học thế ấy, trường nào chỉ là một yếu tố phụ thôi, vì tất cả các trường đều sẽ xây dựng chương trình đào tạo theo khung chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Lúc này thì chọn trường không phụ thuộc vào chất lượng đào tạo ngành mà phụ thuộc vào học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ sinh viên,….
Một số trường ĐH top đầu chuyên về ngành NNA ở TP. HCM: ĐH KHXH&NV, ĐH Ngoại Ngữ & Tin học (HUFLIT) ĐH Hoa Sen, ĐH Sư Phạm, ĐH Ngoại Thương.
ở Hà Nội: ĐH Ngoại ngữ (ĐH QGHN), ĐH Hà Nội, ĐH Sư phạm
2. NNA có phải là ngành học “cưỡi ngựa xem hoa”?
Như đã nói ở trên, ĐH chủ yếu là tự học, bạn muốn cưỡi ngựa xem hoa thì cứ việc, còn bạn muốn học xong ra trường có thể vận dụng kiến thức kỹ năng để đi làm lại là một việc khác.
Mình thì thuộc dạng cưỡi ngựa đạp hoa hồng dính gai =))
Để mình kể sương sương cái sự học “cưỡi ngựa đạp hoa hồng dính gai” của mình nhé!
- Học ứng dụng ngôn ngữ: Nghe, nói, đọc, viết là cơm ăn hàng ngày. Học suốt từ năm 1 đến năm 3. Nghe thì có vẻ chơi chơi, nhưng thật ra không phải đâuuuuu. Trong quá trình học các môn này, sv sẽ được học lồng ghép vocab, collocations, idoms, các cấu trúc câu thông dụng, tư duy tranh luận, phản biện,….
- Học nền tảng ngôn ngữ:
Đến năm 2 các bạn sẽ được học thêm 1 môn học ám ảnh với mọi thế hệ là “Nhập môn ngôn ngữ học”. Các bạn sẽ được học cấu tạo của một từ, mổ xẻ 1 từ ra từng thành phần tối giản, phân tích từ, phân tích câu.
Rồi các bạn sẽ được học phát âm, học viết phiên âm sml. Đến đây thì các bạn sẽ biết những gì mình học ở cấp 3 là một cái gì đó rất “khiếp”. Nói tới đây thôi, nào học đi thì biết tiếp.
- Nếu cấp 3 bạn từng ngủ gật trong giờ văn thì điều đó sẽ lặp lại trong giờ Văn học Anh, Văn học Mỹ, Khảo luận VH thế giới.
Hồi đó học Văn phân tích như thế nào là mấy môn này y chang vậy, chỉ khác là hồi xưa phân tích bằng tiếng Việt, giờ thì phân tích bằng tiếng Anh.
- Môn chuyên ngành: Đây có thể được xem là hoa hồng nè, nhưng mà hoa hồng thì luôn có gai.
Thường NNA sẽ đào tạo chuyên ngành Biên phiên dịch/Phương pháp giảng dạy tiếng Anh/Du lịch,….mỗi chuyên ngành sẽ có kiểu “hành” khác nhau, nhưng chung quy lại học chuyên ngành cực nhưng mà vui, rất đáng để bỏ công bỏ sức.
- Ngoại ngữ 2: Bạn nghĩ học NNA sẽ chỉ học tiếng Anh? Không phải đâuuuuuuu. Còn học thêm 1 ngoại ngữ nữa (Pháp, Trung, Hàn, Nhật,…). Nếu bạn giỏi NN2 thì cuộc đời bạn nở hoa, còn bạn kém NN2 thì cuộc sống bế tắc luôn á. Nguy cơ học lại rất cao ahuhu. Bằng chứng là mình nè, mình học NN2 là tiếng Trung, học 3 – 4 học phần lận á, mà giờ chỉ nhớ mỗi “Ni hao, wo shi ….” chán ghê hơm!!! Nhưng mà lớp mình nhiều bạn giỏi tiếng Trung lắm, yêu người TQ cũng nhiều luôn ^^
3. Học NNA ra làm gì?
Muốn làm gì thì làm luôn á! Làm gì cũng được luôn, chứ không phải không làm được gì đâu!
- Làm việc liên quan trực tiếp đến chuyên ngành: Biên phiên dịch, GV tiếng Anh, hướng dẫn viên du lịch
- Làm việc liên quan gián tiếp đến chuyên ngành: Trợ lý, xuất nhập khẩu, marketing, báo chí
- Các công việc cần tiếng Anh khác: Tiếp viên hàng không, Talent manager, Project Manager,…
4. Nên học một ngành khác rồi học thêm tiếng Anh hay học NNA?
Cái này phải còn tùy ngành khác đó là gì nha!
- Nếu đó là khối ngành kỹ thuật, kinh tế, khoa học sức khỏe,…nói chung là nhóm ngành thiên về khoa học tự nhiên thì bạn có thể cân nhắc chọn ngành đó và học thêm tiếng Anh.
- Nhưng nếu ngành đó là nhóm ngành khoa học xã hội thì bạn nên học NNA :v
Vì học NNA xong bạn có nền tảng ngôn ngữ là bạn làm gì trong ngành KHXH cũng được luôn nhé!
Nguồn: Page của Uyên
Tin liên quan