Đăng Ký Học
Ngày 19/07/2021 16:42:17, lượt xem: 3704
ĐẦY ĐỦ ĐÁP ÁN SỔ TAY VĂN HỌC 9 - TẬP 2 TẠI ĐÂY
LÀNG
Câu 1:
Nhân vật ông lão: Ông Hai, ông đang trong hoàn cảnh rất yêu làng nhưng phải xa làng, đi tản cư.
- Phép điệp “lại nghĩ”( 2 lần), “ lại muốn”( 2 lần), “nhớ làng”- “nhớ cái làng” diễn tả chân thực nỗi nhớ làng, khao khát trở về làng của ông Hai khi nghĩ về làng, cho thấy sự gắn bó và tình yêu làng của ông.
- Phép liệt kê: “hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc”, “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá” làm rõ những kỉ niệm của ông Hai về những ngày tham gia kháng chiến ở làng. Mọi thứ như một thước phim quay chậm, hiện lên rõ nét trong tâm trí ông, cho thấy nỗi nhớ làng của ông thật đậm sâu, nồng nàn, tha thiết.
- Giải thích:
+ Bông phèng: Nói đùa một cách dễ dãi, không cần có ý nghĩa
+ Khướt: Mệt lắm, vất vả lắm, lâu lắm.
- So sánh hai từ “miên man và mê man”:
+ Giống nhau: Đều nói về một việc làm hoặc suy nghĩ nào đó kéo dài trong một thời gian lâu, hết sức tập trung.
+ Khác nhau: hai từ có sắc thái khác nhau: “mê man” là biểu hiện của sự say sưa, thích thú của người làm việc hoặc suy nghĩ, còn “ miên man” là một suy nghĩ hoặc việc làm kéo dài.
Đoạn trích có sử dụng hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm: “Ồ, sao mà độ ấy vui thế. 9.{…}Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chua? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm.”
- Tác dụng: miêu tả chân thực, sinh động sự quan tâm thường trực tới chuyện làng của ông Hai, qua đó cho thấy tình yêu làng và tinh thần kháng chiến của ông.
Những ý cơ bản cần nêu:
Đoạn trích thể hiện thành công trong việc thể hiện tâm trạng vui sướng của ông Hai khi nghĩ về làng chợ Dầu của mình.
Ông/ luôn tự hào về làng của mình vì làng ông /là làng kháng chiến..
Ông luôn nhớ ngày còn ở làng, ông cùng với anh em tham gia vào công việc kháng chiến làm cho ông lại náo nức vui sướng.
Ông khao khát được trở lại những ngày đó.
Học sinh thực hiện đầy đủ những yêu cầu Tiếng Việt đi kèm
Câu 2:
Đoạn trích trên thuộc văn bản “ Làng” của tác giả Kim Lân
Tình huống truyện đặc sắc: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây
+ Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đối nghịch với tình cảm, niềm tự hào: Một con người vốn yêu làng và luôn hãnh diện về nó thì bỗng nghe tin làng tập tề theo giặc
+ Tình huống bất ngờ ấy đã bộc lộ một cách sâu sắc, mạnh mẽ tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai
- Ý nghĩa của tình huống truyện
+ Về mặt kết cấu của truyện: Tình huống này phù hợp với diễn biến của truyện, tô đậm tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam mà tiêu biểu là nhân vật ông Hai
+ Về mặt nghệ thuật: Tình huống chuyện đã tạo nên một cái thắt núi cho câu chuyện, tạo điều kiện để bộc lộ mạnh mẽ tâm trạng và phẩm chất của nhân vật, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm
Lời dẫn trực tiếp: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...” dấu hiệu để trong dấu ngoặc kép.
Tâm trạng của ông Hai: Tình yêu làng của ông gắn với tình yêu kháng chiến, tình yêu nước. Tâm trạng của ông có vẻ mâu thuẫn, khó hiểu nhưng thật ra nó biểu hiện sự thống nhất của một tình cảm yêu làng, yêu nước sâu sắc. Đây là bước chuyển biến trong nhận thức, tình cảm của ông Hai...
Câu 3:
Yếu tố độc thoại nội tâm: “Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế?”.
Tác dụng:
+ Miêu tả tâm trạng lo lắng, sợ hãi cùa ông Hai khi sợ mụ chủ nhà bàn tán đến chuyện làng Dầu Việt gian.
+ Tâm trạng bất an, cuộc sống căng thẳng vì lo sợ …
Ông Hai trằn trọc không ngủ được vì:
*Chủ quan:
Ông luôn yêu làng, tự hào về làng Chợ Dầu.
Ông đang đau khổ, dằn vặt và suy nghĩ về tin đồn làng Dầu Việt gian.
Lo lắng không biết tương lai sẽ ra sao, sẽ ở đâu nếu bị đuổi khỏi nơi tản cư.
* Khách quan:
Khi được giác ngộ, tình yêu nước, yêu cách mạng của người dân rất mạnh mẽ,rộng lớn, họ luôn căm ghét những người phản bội cách mạng.
Đi đâu cũng chỉ thấy mọi người bàn tán về chuyện làng Dầu -> Ông Hai càng lo lắng, sợ hãi.
Mụ chủ nhà hay soi mói, mỉa mai
Câu nghi vấn trong đoạn trích: Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế?
Tác dụng: Miêu tả tâm trạng lo lắng, sợ hãi của ông Hai khi sợ mụ chủ nhà bàn tán đến chuyện làng Dầu Việt gian. Cho thấy cách sử dụng câu linh hoạt và khéo léo của tác giả.
ĐẦY ĐỦ ĐÁP ÁN SỔ TAY VĂN HỌC 9 - TẬP 2 TẠI ĐÂY
Tin liên quan