CÁCH DẪN LÝ LUẬN VÀO BÀI VIẾT NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Ngày 23/03/2021 15:26:21, lượt xem: 6812

Có nhiều bạn thắc mắc tại sao mình viết đúng hướng, đủ ý, phân tích được hết những thứ đề yêu cầu nhưng điểm vẫn không cao? Đó là do các bạn chưa tạo được sức nặng, điểm rơi cho bài viết của mình. Vậy cách nào làm được điều đó? Bên cạnh những câu từ bay bổng, lời văn hình ảnh thì việc đưa lý luận văn học vào bài làm của mình rất quan trọng.

 

1. Khi viết về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm:

Lao động của nhà văn là một hoạt động tinh thần đầy khổ luyện. Để có những tác phẩm hấp dẫn, nhà văn phải lăn lộn với đời. Nói như Nam Cao “Hãy sống đã rồi mới viết”, còn thi sĩ Xuân Diệu “Hãy biết ơn vị muối của đời để thơ có thêm chất mặn” . Chính cuộc đời cơ cực, sớm vào đời sớm của Kim Lân, những trải nghiệm của ông trong những năm tháng đói khổ mà người dân Việt Nam hay còn gọi là nạn đói, hiện thực ấy chính là chất liệu để Kim Lân viết lên tác phẩm “Vợ nhặt”. Chính những ngày tháng cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc, những trải nghiệm ấy đã giúp nhà thơ Tố Hữu có chất liệu hiện thực để viết lên tập “Tây Bắc”.

2. Khi phân tích hình tượng nhân vật:

Có ai đó từng nói: "Qua thân phận một con người, một cuộc đời, một cảnh ngộ, văn học có khả năng khái quát được cả xã hội", "qua một giọt nước thấy được đại dương", "một vân gỗ thấy cuộc đời trăm năm thảo mộc",... Sức nặng của hình tượng nghệ thuật là khả năng khái quát. Qua cuộc đời bà cụ Tứ, ta thấy được hình ảnh của bao nhiều người mẹ, người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó. Qua nhân vật người đàn bà làng chài, ta thấy được những mảnh đời kham khổ của dân lao động khi chiến tranh vừa mới qua đi.

3. Khi nêu tình cảm của tác giả đối với nhân vật:

Văn học là một loại hình nghệ thuật vừa phản ánh khách thể, vừa bộc lộ chủ thể hiện thực đi vào văn học không lạnh lùng khái quát mà thấm đẫm cảm xúc của người nghệ sĩ. Vì vậy đằng sau đối tượng miêu tả bao giờ cũng bắt gặp một ánh mặt, một cách nhìn của nhà văn... Giống như nhận định: “Một nhà văn chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”, ta thấy được sự đồng cảm, xót thương của Kim Lân đối với người dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

4. Khi viết về ý nghĩa hình tượng nhân vật:

Nếu thơ tôn trọng mạch chạy cảm xúc của nhân vật trữ tình, thì với truyện nhân vật là phương tiện quan trọng nhất để nhà văn khái quát hiện thực, gửi gắm ý đồ tư tưởng của mình. Không phải ngẫu nhiên tên tuổi nhân văn thường gắn với tên nhân vật. Như Chí Phèo - Nam Cao, Tràng - Kim Lân, Mị - Tô Hoài...

Xem thêm nhiều bài viết hay khác của Học Văn Chị Hiên tại:
Youtube Học Văn Chị Hiên.
Facebook Học Văn Chị Hiên.

Tin liên quan