BỘ MỞ BÀI "NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ" CỰC HAY

Ngày 24/08/2021 11:12:31, lượt xem: 10885

Chị gửi các em bộ mở bài siêu hấp dẫn sử dụng khi phân tích "Người lái đò sông Đà" của nhà văn Nguyễn Tuân. Khi sử dụng những mở bài gián tiếp này, bài viết của các em sẽ "ăn" điểm trong mắt giám khảo lắm đó nha. Lưu về để học thôi các em ơi!

 

ĐỌC THÊM BỘ MỞ BÀI, KẾT BÀI "TÂY TIẾN" CỰC HAY

 

Mở bài mẫu "Người lái đò sông Đà" 1:
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét về Nguyễn Tuân thế này “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa”. Chính vì lẽ đó Nguyễn Tuân được ví như cây bút “độc huyền cầm” của nền văn học Việt Nam hiện đại. Người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác với phong cách ngông nghênh khinh bạc đã tìm đến miền đất Tây Bắc, nơi mà ông thỏa sức chơi cái lối “độc tấu” có một không hai. Và cũng chính miền đất ấy đã khiến Nguyễn Tuân “no” những khát khao truy tìm “chất vàng mười của tâm hồn vùng Tây Bắc” - “thứ vàng mười đã qua thử lửa” (Đi mở đường). Tiêu biểu cho con người nơi đây là ông lái đò trên dòng Đà giang - “Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu”.


Mở bài mẫu "Người lái đò sông Đà" 2:
Nguyễn Minh Châu khẳng định về Nguyễn Tuân rằng: “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ”. Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một “huyền sử” - huyền sử của một con người ưu lối chơi “độc tấu”. Bởi khi ta lật mở từng trang viết của nhà văn Nguyễn Tuân, không khó để nhận thấy lối chơi “độc tấu” ấy. Đó là những con người phi thường, những cảm xúc dữ dội, mãnh liệt, những khung cảnh ấn tượng nơi thác ghềnh, rừng thiêng, núi cao, bão, gió - Tất cả được thâu tóm qua lăng kính “vạn hoa” của nhiều ngành nghệ thuật và diễn tả bằng ngòi bút sắc bén, ngang tàng. Dường như, cá tính không thể trộn lẫn ấy nảy sinh từ cẩn tắc, từ trăn trở khôn nguôi trên hành trình đi tìm cái đẹp của một con người rất mực tài hoa. “Người lái đò sông Đà” được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của lối chơi “ngông nghênh”, tài hoa” ấy.


Mở bài mẫu "Người lái đò sông Đà" 3:
“Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
 Thì xa xôi gấp mấy vẫn lên đường. 
Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương. 
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn”. 
(“Lên miền tây ” – Bùi Minh Quốc) 
Vì lẽ sống của tuổi đôi mươi đang sục sôi trong ngực trẻ, đã có biết bao lớp người nghe theo tiếng vẫy gọi của trái tim lên Tây Bắc - một vùng đất mới để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Và cũng chính miền đất ấy đã nâng giấc cho biết bao cây bút gạo cội. Ta biết đến Tô Hoài với tập “truyện Tây Bắc” nổi bật là truyện ngắn “Vợ Chồng A Phủ”, hay Nguyễn Khải cũng đã từng xôn xao lòng mình với “Mùa Lạc” thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập tùy bút “Sông Đà” và linh hồn là thiên tùy bút “Người lái đò Sông Đà”. Tây Bắc là nơi mà Nguyễn Tuân thỏa mãn khát khao suốt một đời đi tìm cái đẹp và sự thật. Cái đẹp của dòng sông Đà ấy cũng thật đặc biệt, đúng như Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét “Nguyễn Tuân sáng tạo ra con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói “hung bạo và trữ tình”. 

 

Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, và chạy nước rút hiệu quả, hãy đăng ký sở hữu các đầu sách và đăng ký khoá học của HVCH nhé!

Link đặt sách: https://bit.ly/2ZPn5bZ

Link đăng ký Khóa nền: http://bit.ly/KHOAHOC2K4

Link đăng kí khoá VIP: http://bit.ly/KHOAHOCVANVIP2K4

 

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan