BẮC SƠN - BÀI SOẠN VĂN NGẮN GỌN, ĐẦY ĐỦ NHẤT

Ngày 05/01/2021 09:29:33, lượt xem: 869

 BẮC SƠN - BÀI SOẠN VĂN NGẮN GỌN, ĐẦY ĐỦ NHẤT

Để đạt được hiệu quả cao trong học tập thì việc quan trọng của mỗi học sinh chính là chuẩn bị bài ở nhà. Cũng như tất cả các môn học khác để có thể học tốt môn Ngữ Văn thì các em phải soạn văn trước khi đến lớp. Bài soạn văn chính là yếu tố quan trọng để khẳng định sự hiểu bài, chăm chỉ, siêng năng của từng học sinh. Vì vậy, Học văn chị Hiên sẽ chia sẻ tới các em bài soạn văn tác phẩm "Bắc Sơn" của Nguyễn Huy Tưởng trong chương trình Ngữ văn học kì 2 lớp 9 nhé!

BẮC SƠN 

(Trích hồi bốn - Nguyễn Huy Tưởng) 

“Tôi không báo hai ông đâu. (thấy Cửu hoài nghi) Tôi chết thì chết chứ không báo  hai ông đâu.” 

Lời của Thơm


 

Câu 1: 

Sự việc xảy ra trong gia đình nhà Thơm - Ngọc. Xung đột và hành động kịch  tập trung vào hai nhân vật Thơm và Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần  nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Ngọc đã theo giặc, dẫn đường cho chúng để chúng đàn áp làng Vũ Lăng, và đối xử man rợ đối với những người làm cách mạng.  Cô vô cùng đau xót, ân hận trước hành động của chồng mình chính vì thế khi Thái và  Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát  họ. 

Câu 2:

- Tình huống: Thái, Cửu bị truy lùng chạy nhầm vào nhà Thơm – vợ của Ngọc.

- Xung đột kịch sâu sắc: 

  • Xung đột giữa lực lượng cách mạng và nhân dân với bọn phản cách mạng, cụ thể là sự đối đầu giữa Thái, Cửu (chiến sĩ cách mạng đang ở thế bị đàn áp, truy  đuổi) và Ngọc cùng đồng bọn (Việt gian làm tay sai cho giặc). 
  • Xung đột giữa Cửu với Thơm khiến Thái phải hòa giải và Thơm phải lựa chọn  dứt khoát là theo cách mạng hay theo chồng – Việt gian.  
  • Xung đột giữa Ngọc (tên phản cách mạng) và Thơm (quần chúng che giấu và  bảo vệ cán bộ cách mạng). Xung đột này ẩn chứa trong nội tâm của Ngọc. 

Soạn văn "Tôi và chúng ta"

Câu 3: Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm: 

Hoàn cảnh của Thơm: 

  • Là vợ Ngọc. Thơm được chồng yêu chiều nên quen cuộc sống nhàn nhã. Khi  cuộc khởi nghĩa nổ ra, tuy cha mẹ và em trai là những quần chúng tích cực ủng  hộ khởi nghĩa nhưng cô vẫn là người đứng ngoài cuộc. 
  • Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và mẹ bị giết, mẹ đau đớn bỏ đi lang thang,  Thơm ân hận và càng bị giày vò khi dần biết Ngọc làm tay sai cho giặc nhưng  đang truy lùng, bắt bớ những chiến sĩ cách mạng tham gia cuộc khởi nghĩa. 

Tâm trạng và thái độ của Thơm với Ngọc:

  • Băn ngoăn, nghi ngờ chồng. 
  • Nhận ra bộ mặt Việt gian cùng bản chất xấu xa của Ngọc, cô trở thành người đối đầu với Ngọc trong tâm tưởng, tìm cách đẩy Ngọc ra khỏi nhà để hai chiến  sĩ cách mạng thoát thân. 
  • Hành động cứu Thái và Cửu: Lựa chọn giấu Thái, Cửu để họ thoát chết. Cô đã  ủng hộ cách mạng. 

=> Thơm đã có sự chuyển biến, từ chỗ thờ ơ với cách mạng đến đứng về phía cách  mạng, từ đấu tranh nội tâm đến hành động dứt khoát. Chính nghĩa của cuộc cách  mạng dù tạm thời bị đàn áp khốc liệt vẫn có sức thức tỉnh quần chúng, kể cả những  con người còn do dự. 

Câu 4: 

  • Ngọc vốn chỉ là một anh nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực  dân. Vốn chỉ là một anh nho lại có địa vị thấp kém, Ngọc nuôi tham vọng ngồi  lên để thoả mãn lòng ham muốn địa vị và tiền bạc. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Ngọc đã rắp tâm làm tay sai cho giặc. Hắn dẫn quân Pháp về đánh Vũ Lăng  - căn cứ của lực lượng khởi nghĩa, sau đó lại ra sức truy lùng những người cách  mạng, đặc biệt là Thái và Cửu. Tuy Ngọc cố che giấu nhưng dần dần bản chất  xấu xa của Ngọc đã bị lộ ra, điều đó càng thúc đẩy Thơm dứt khoát đứng về phía cách mạng. 

Soạn văn "Con chó Bấc"

  • Thái và Cửu chỉ là những nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát. Bị giặc truy  đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc nhưng Thái đã hết sức bình tĩnh,  sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng, ngay cả khi  đó là vợ của một tên Việt gian. Khác với Thái, Cửu có phần nôn nóng, thiếu  chín chắn. Anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô...Mãi đôn lúc cuối,  khi đã được Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin Thơm. 

=> Việc tác giả xây dựng những tính cách vừa đối lập vừa khác biệt ấy cũng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hành động kịch, đồng thời tạo được sức cuốn hút đối  với bạn đọc. 

Câu 5: 

Đặc sắc nghệ thuật: 

- Xây dựng tình huống bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột kịch và thúc đẩy hành động  kịch phát triển. 

- Lời thoại với những sắc thái, giọng điệu khác nhau phù hợp diễn biến tình  huống và tâm trạng của nhân vật. 

Mong rằng bài soạn văn "Bắc Sơn" trên đây sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong quá trình học tập và đạt thành tích cao nhé.

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Chúc các bạn nhỏ luôn học tốt!

Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn 

Tin liên quan