BA MẪU KẾT BÀI "VỢ CHỒNG A PHỦ" HAY VÀ ĐỘC ĐÁO NHẤT

Ngày 12/04/2024 10:44:58, lượt xem: 590

Nếu em vẫn đang mất nhiều thời gian để viết một kết bài sao cho vừa ấn tượng lại vừa đầy đủ ý, tóm gọn lại nội dung cả bài thì đây chính là bài viết dành cho em. Dưới đây là ba mẫu kết bài "Vợ chồng A Phủ" hay và độc đáo nhất do Học Văn Chị Hiên biên soạn để các bạn có thể tham khảo và áp dụng vào bài viết của chị.

 

 

1. MẪU KẾT BÀI SỐ 1

“Vợ chồng A Phủ” khép lại trên giá sách, tôi hiểu hơn vì sao mảnh đất sơn cước ấy lại để nhớ, để thương cho Tô Hoài nhiều đến vậy. Trong tôi tràn ngập dư của âm tiếng sáo đầu núi rủ bạn đi chơi xuân, tôi nhớ về Mị - cô gái Mèo với sức sống mãnh liệt, tiềm tàng. Số phận của Mị cũng chính là số phận đáng thương của người dân dưới xã hội phong kiến đương thời. “Vợ chồng A Phủ” xứng đáng là bản cáo trạng đanh thép về người phụ nữ miền núi, là tiếng nói chung cho những số phận vẫn còn chìm trong bóng tối nhưng vẫn luôn thắp sáng niềm hy vọng trong thời đại lúc bấy giờ.


2. MẪU KẾT BÀI SỐ 2
Câu chuyện “Vợ chồng A Phủ” khép lại nhưng đồng thời mở ra trong ta những xúc  cảm đặc biệt. Đó là sự thương cảm với số phận của người dân lao động như Mị, như A Phủ bị áp bức, đày đọa. Nhưng cũng thật vui mừng làm sao, khi ở họ vẫn luôn âm ỉ tinh thần  phản kháng, để rồi khi ở vào hoàn cảnh cùng cực nhất, tinh thần ấy đã bùng cháy lên, mãnh  liệt và mạnh mẽ. Ngòi bút Tô Hoài đã diễn tả thành công cuộc đời cũng như con đường đấu tranh từ tự phát đến tự giác của đồng bào miền núi, bằng lời văn giàu tính tạo hình, ngôn ngữ giản dị, phong phú và nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, lôi cuốn. Với “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã thực sự trở thành “kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường”. (Nguyễn Minh Châu) 

 

ĐỌC HIỂU: BỘ MỞ BÀI ẤN TƯỢNG DÀNH RIÊNG CHO TÁC PHẨM "VỢ CHỒNG A PHỦ"


3. MẪU KẾT BÀI SỐ 3
Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” cùng tập truyện Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài đã  hoàn thành điều mong mỏi của mình đó là quay lại và trả niềm thương, nỗi nhớ cho mảnh đất nơi đây. Những người lao động ham sống và khát sống đã vươn lên, tìm ra ánh sáng, tương lai cho chính bản thân mình. Lòng ham sống trong Mị hay trong A Phủ vượt qua tất cả cường quyền, bạo quyền và thần quyền đã giúp Tô Hoài thể hiện trọn vẹn giá trị nhân đạo và thông điệp hướng tới tương lai của mình. Con người lao động trong bất cứ thời điểm  nào, họ luôn hướng về sự sống, ánh sáng và luôn sẵn sàng đấu tranh cho chính hạnh phúc của bản thân mình. 

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Khóa học chạy văn - lớp 9

Tin liên quan