Đăng Ký Học
Ngày 15/09/2023 11:50:50, lượt xem: 11294
3 MẪU MB - KB THEO KIỂU ĐẦU CUỐI TƯƠNG ỨNG
1. Cách kết mở bằng cùng một hình ảnh
- Mở bài:
Trong tác phẩm “Ong và mật”, “bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế” - Chế Lan Viên từng tha thiết chia sẻ:
“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Mỗi giọt mật thành đôi vạn chuyến ong bay
Nay cành nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Mật ngọt ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây”
Quả thật là vậy bởi những người nghệ sĩ cần mẫn từng ngày thật giống như những con ong chăm chỉ. Ong hút tinh túy từ hoa chuyển hóa thành mật ngọt còn các nhà văn chắt lọc những sự kiện, biến chuyển của cuộc đời chuyển hoá thành thứ văn học cô đọng giá trị. Trong hàng hàng lớp lớp những người nghệ sĩ đang miệt mài ấy có [Tên tác giả] cũng tìm cho mình một nhuy hoa cuộc đời mà hút lấy để rồi trả lại cho người tác phẩm “[Tên tác phẩm]” + Vấn đề nghị luận.
- Kết bài:
Đọc hết cả đoạn trích, trầm mình vào tác phẩm và thưởng thức thứ văn chương của [Tên tác giả], tôi mới càng hiểu rõ thế nào là thứ mật ngọt tinh tuý của “loài ong” nghệ sĩ qua + [vấn đề nghị luận]. Có một người làm nghề con chữ khác cũng từng nói: “Tôi thu thập hình tượng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu trên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật”. Sự nghiêm túc, tỉ mỉ, sau mê có lẽ chính là chìa khóa thành công cho mọi tác phẩm văn học nói chung và những tác phẩm nghệ thuật nói riêng ở hiện tại và mãi về sau này.
2. Cách kết mở bằng phong cách sáng tác của tác giả
- Mở bài:
Pautopxki - một nhà văn người Nga từng nhận xét rằng “An-đéc-xen đã lượm lặt những hạt trơ trên luống đất của những người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những đóa hoa thơ đẹp, chúng an ủi trái tim của những người cùng khổ”. Ở Việt Nam tôi đã bắt gặp một An-đéc-xen như thế, ông cũng lượm lặt cẩn thận, tỉ mỉ từ đời sống mà “góp lên trang”. Đó không ai khác ngoài [Tên tác giả]. Một người [phong cách sáng tác]. Và trên những trang văn của tác phẩm [Tên tác phẩm] + Yêu cầu chính + phụ của đề bài.
- Kết bài:
Một nhà văn mang [phong cách sáng tác đã nêu ở mở bài] như [Tên tác giả] đã thực sự thành công với “[Tên tác phẩm]” bởi [khẳng định vấn đề nghị luận]. Đọc tác phẩm của một nhà văn có phong cách riêng, ta sẽ thấy ngay một sự thật hiển nhiên rằng: “Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ. (Sê – Khốp). Với riêng mình, tôi cho rằng [Tên tác giả] đã thực sự trở thành một tác giả thực thụ theo cách ấy.
3. Cách kết mở bằng nhận định
- Mở bài:
Trong bài phát biểu tại Hàn lâm viện Thuỵ Điển ở Stockholm, Patrick người được Giải Nobel Văn học 2014 dường như đang “chối từ” những giá trị văn học ông tạo nên theo cách rất lạ lùng: “Trước khi hoàn tất một cuốn sách, bạn cảm thấy như thể là sách ấy bắt đầu tự tách lìa khỏi bạn và nó đã hít thở không khí của tự do rồi, như trẻ em, trong lớp học, trước những kì nghỉ dài”. Và rằng: “nó (tác phẩm) không còn cần bạn nữa, nó đã quên bạn rồi” ngay khi nhà văn chấm bút kết thúc tác phẩm, nhất là khi bạn người đọc chạm tay tới tác phẩm, nó đã được tiếp thêm những sinh khí mới. Điều đó cho thấy vốn dĩ sức sống của một tác phẩm nghệ thuật có thể khởi phát từ cha mẹ chúng - những người nghệ sĩ nhưng là trường thọ hay chết yểu, điều đó còn phụ thuộc thêm vào bạn đọc. [Tên tác phẩm] của [Tên tác giả] cũng là một tác phẩm như vậy. + Vấn đề nghị luận.
- Kết bài:
Chính [vấn đề nghị luận] đã tạo nên giá trị cho [Tên tác phẩm] để rồi "văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Vẫn trong diễn từ Nobel Văn học của Patrick, ông lần nữa đưa ra quan điểm lạ lùng của mình: “Người đọc biết về một cuốn sách rành rẽ hơn là chính tác giả của nó”. Làm sao như thế được? Tôi tự hỏi. Nhưng rồi cũng chợt nhận ra đôi khi cha mẹ cũng đâu thể hiểu hết con cái mình, nhất là thứ con cái đặc biệt nằm trên trang sách kia. Chúng len lỏi, giao du với tâm trí, linh hồn của biết bao độc giả. Tôi đã tự tưởng tượng nếu có một lần tác phẩm quay lại nói điều gì đó với tác giả, có lẽ [Tên tác phẩm] sẽ nói với [Tên tác giả] những lời cảm ơn chân thành nhất. Hay đó chính là lời cảm ơn tha thiết mà độc giả gửi đến những nhà văn tài năng.
ĐỌC THÊM: 3 CÔNG THỨC KẾT BÀI ÁP DỤNG CHO MỌI BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
3 MẪU MỞ BÀI ÁP DỤNG CHO VĂN XUÔI
- Mẫu 1:
Nam Cao đã từng bộc bạch: “Một tác phẩm thật giá trị phải là một tác phẩm vượt lên trên bờ cõi và giới hạn; phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, lại vừa đau đớn phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, sự bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”. Phải chăng vì thế mà (tác phẩm) của (tác giả) cứ ám ảnh hồn ta mãi. + Liên kết vấn đề nghị luận.
- Mẫu 2:
Bêlinxki từng viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc không trả lời câu hỏi đó”. Nhận định trên khiến chúng ta nhớ về (tác phẩm) của (tác giả) - một tác phẩm vượt lên trên bờ cõi và giới hạn để rồi nở rực trong vườn văn học Việt Nam hiện đại. + Liên kết và nêu vấn đề nghị luận.
- Mẫu 3:
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư từng tâm sự: “Gì lửng lơ cũng được, chỉ tình yêu là không”. Lời viết ấy khiến cho bao trái tim rung lên những nhịp bồi hồi, tự nhìn lại tình yêu của chính mình đang giữ. Thế nhưng khi đọc dòng viết này, trong tôi lại trào lên biết bao nghĩ suy về thế giới văn chương, nghệ thuật. Bởi vì nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo thế nên những người nghệ sĩ sáng tác vốn dĩ không thể “lửng lơ” trong điều mình nghĩ, mình viết. Sứ mệnh của nhà văn chẳng phải là đi đến tận cùng để tìm ra “giọng nói của riêng mình” hay sao? Đọc tác phẩm (tên tác phẩm), ta càng thấm thía hơn giá trị nhân văn mà (tên tác giả) đã truyền tải qua những trang văn không chút “lửng lơ” của mình + Liên kết vấn đề nghị luận.
3 MẪU KẾT BÀI TỪ LÍ LUẬN VĂN HỌC
- Mẫu 1:
Nhà thơ Chi Lê Pablô Nêruđa đã từng viết những vần thơ để nói lên sứ mệnh của người cầm bút trong thi phẩm của mình:
“Ta phải sống để làm tròn sứ mệnh
Đem niềm vui tỏa ánh khắp gần xa”
Và hơn thế:
“Tôi là một nhà thơ, tôi sẵn sàng chiến đấu bằng tất cả những gì tôi có trong tay, kể cả ngòi bút của tôi”
Có lẽ, điều mà Pablô Nêruđa không phải chỉ là suy nghĩ của riêng ông mà nó còn là tiếng lòng đồng vọng của biết bao nhiêu nhà thơ khác. (Tên tác giả) hơn ai hết hiểu được ý nghĩa việc cầm bút làm thơ và đã chính điều này đã giúp thi nhân để lại cho đời những vần thơ kiệt tác thể hiện (khẳng định vấn đề nghị luận). Những vần thơ ấy sẽ mãi là con tàu xanh, đưa độc giả thế hệ này trở về những miền quá khứ thân thương.
- Mẫu 2:
Jorge Luis Borges từng chiêm nghiệm: “Thời gian hủy hoại các lâu đài, nhưng lại làm giàu những vẫn thơ”. Để rồi không thể nhớ nổi năm tháng trôi qua kể từ ngày những vần thơ của (tên tác giả) đã đến với độc giả và trao gửi xiết bao cảm xúc đặc biệt. Những trang thơ ấy đưa ta trở về những ngày xưa, những miền tâm hồn sâu thẳm đồng thời (Khẳng định vấn đề nghị luận).
Sau tất cả, chúng tôi hiểu thêm về tình cảm của chính mình dành tặng nhà thơ: “Khi tất cả mọi người đọc anh đã bỏ ra đi
Còn một độc giả yêu anh và ở lại,
Anh có gì cho người kiên nhẫn ấy?
Có còn chăng một vì sao dành lại giữa đêm khuya
Người ấy tìm ra ngôi sao mà anh hằng ngắm đấy
Chính ngôi sao kia sẽ gọi trăm người đọc lại quay về
Nếu cho người đọc kiên nhẫn ấy, ngôi sao kia anh cũng không có nốt Thì anh chớ than phiền khi trăm người đọc khép sách bỏ anh đi.”
- Mẫu 3:
Có lần nhà thơ Tố Hữu từng nói: “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”. (Tên tác giả) không nằm ngoài quy luật ấy với (tên tác phẩm) - (Khẳng định vấn đề nghị luận). Chính những điều đó đã kết tinh lại thành một nguồn sức mạnh kì diệu, một sức sống mãnh liệt cho tác phẩm trong dòng chảy khắc nghiệt của thời gian và cũng chính sức mạnh đó khiến “Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại, mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên
Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên
Tin liên quan