TUYỂN TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Ngày 03/12/2020 22:43:02, lượt xem: 28002

TUYỂN TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Hội thoại là một dạng trong văn học nghị luận để nói lên quan điểm, luận điểm về một lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội, đưa ra các yêu cầu, kiến nghị hoặc giải pháp để phân tích và bổ sung hay phản bác một vấn đề nào đó. Để quá trình giao tiếp được diễn ra thuận lợi và giúp người đối diện có thể hiểu được nội dung giao tiếp một cách dễ dàng thì người nói cần chú ý đến những phương châm hội thoại. Đây cũng là dạng bài tập nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Vì vậy, hãy cùng Học văn chị Hiên luyện tập dạng bài về phương châm hội thoại nhé!

Câu 1: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa, là: 

A. Phương châm về lượng. 

B. Phương châm về chất. 

C. Phương châm lịch sự. 

D. Phương châm quan hệ. 

Câu 2: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ, là :

A. Phương châm về chất. 

B. Phương châm quan hệ. 

C. Phương châm lịch sự. 

D. Phương châm cách thức. 

Câu 3: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác, là : 

A. Phương châm về lượng. 

B. Phương châm quan hệ. 

C. Phương châm lịch sự. 

D. Phương châm cách thức. 

Câu 4: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực, là : 

A. Phương châm về lượng. 

B. Phương châm về chất. 

C. Phương châm lịch sự. 

D. Phương châm quan hệ. 

Câu 5: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề, là:

  1. Phương châm về lượng.
  2. Phương châm về chất.
  3. Phương châm quan hệ.
  4. Phương châm lịch sự.

Câu 6: Thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? 

Người khôn nói ít, làm nhiều. 

Không như người dại nói nhiều nhàm tai. 

A. Phương châm về lượng. 

B. Phương châm về chất. 

C. Phương châm quan hệ. 

D. Phương châm lịch sự. 

Câu 7: Các thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?

 - Nói ngọt, lọt đến xương. 

- Nói bóng, nói gió. 

- Nói như tép nhảy. 

A. Phương châm lịch sự. 

B. Phương châm quan hệ. 

C. Phương châm về lượng. 

D. Phương châm cách thức. 

Câu 8: Các câu thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? 

- Nói phải củ cải cũng nghe. 

- Nói có sách, mách có chứng. 

- Nói hươu nói vượn. 

A. Phương châm về lượng. 

B. Phương châm về chất. 

C. Phương châm cách thức. 

D. Phương châm quan hệ. 

Câu 9: Các câu thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? 

- Lời chào cao hơn mâm cỗ. 

- Vàng thì thử lửa, thử than, 

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. 

A. Phương châm về lượng. 

B. Phương châm lịch sự. 

C. Phương châm về chất 

D. Phương châm quan hệ. 

Câu 10: Thành ngữ nào sau đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất? 

A. Ăn không nói có 

B. Ăn đơm nói đặt 

C. Mồm loa mép giải 

D. Nói có sách, mách có chứng 

Câu 11: Trong các biện pháp tu từ, biện pháp nào có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự ? 

A. Ẩn dụ. 

B. Nhân hóa. 

C. Nói giảm, nói tránh. 

D. Hoán dụ. 

Câu 12: Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi: 

Chồng: Em không thấy đói à? 

Vợ: Em mua phở rồi đấy ạ! 

Câu nói của người vợ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? 

A. Phương châm về chất 

B. Phương châm quan hệ 

C. Phương châm cách thức 

D. Phương châm lịch sự 

Câu 13: Trong những câu sau, câu nào không tuân thủ phương châm về lượng? 

A. Thứ hai đầu tuần là lễ chào cờ của trường tôi. 

B. Ăn ngũ cốc là giải pháp giảm nguy cơ béo phì. 

C. Bài hát ấy anh hát bằng miệng rất hay. 

D. Mèo mù vớ phải cá rán. 

Câu 14: Đọc đoạn hội thoại sau và chọn đáp án đúng: 

An: - Cậu có biết bơi không? 

Ba: - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa. 

An: - Cậu học bơi ở đâu vậy? 

Ba: - Dĩ nhiên là học bơi ở dưới nước chứ còn ở đâu. 

A. An đã vi phạm phương châm về chất 

B. Ba đã vi phạm phương châm lịch sự 

C. An đã vi phạm phương châm lịch sự 

D. Ba đã vi phạm phương châm về lượng 

Câu 15: Câu chuyện sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? QUẢ BÍ KHỔNG LỒ 

Hai chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy một quả bí to, kêu lên: 

- Chà ! Quả bí kia to thật! 

Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng: 

- Thế thì đã lấy làm gì to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa. 

Anh kia nói ngay: 

- Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta. 

Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi: 

- Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy ? 

Anh kia giải thích: 

- Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà. 

Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói sang chuyện khác.

 (Theo Truyện cười dân gian Việt Nam

A. Phương châm quan hệ 

B. Phương châm cách thức 

C. Phương châm lịch sự 

D. Phương châm về chất 

Câu 16: Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi: 

Cô giáo: Em mở vở bài tập ra để cô kiểm tra. 

Học sinh A: Thưa cô, hôm qua nhà em bị mất điện ạ. 

Câu nói của học sinh A đã vi phạm phương châm hội thoại nào? 

A. Phương châm lịch sự 

B. Phương châm về lượng 

C. Phương châm quan hệ 

D. Phương châm cách thức 

Câu 17: Đọc trích đoạn sau trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi. 

Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên: 

- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng. 

Tôi lên tiếng mở đường cho nó: 

- Cháu phải gọi “ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy. 

Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: 

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! 

Trong đoạn trích, bé Thu đã vi phạm phương châm hội thoại nào? 

A. Phương châm về lượng 

B. Phương châm lịch sự 

C. Phương châm quan hệ 

D. Phương châm về chất 

Câu 18: Phương châm hội thoại nào được thể hiện trong đoạn trích sau: 

- Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi: 

- Mất mấy con bò? 

A Phủ trả lời tự nhiên: 

- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm. 

A. Phương châm quan hệ 

B. Phương châm cách thức 

C. Phương châm về chất 

D. Phương châm về lượng 

Câu 19: Nhận định nào không phải nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại? 

A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp. 

B. Người nói phải ưu tiên một phương châm hội thoại, hoặc một yêu cầu khác cao hơn. 

C. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói đó theo một hàm ý nào đó. 

D. Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp 

Câu 20: Câu “Lan nghe thầy giảng bài bằng tai rất rõ.” vi phạm phương châm nào?

A. Phương châm lịch sự 

B. Phương châm quan hệ 

C. Phương châm cách thức 

D. Phương châm về lượng 

ĐÁP ÁN 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

C

B

C

A

D

B

B

C

 

 

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

B

C

D

D

C

B

A

D

D

Học văn chị Hiên mong rằng sau khi luyện tập xong các dạng bài trên các em sẽ hiểu rõ hơn về phương châm hội thoại và vận dụng linh hoạt trong bài viên. Để biết thêm nhiều bài học và kiến thức bổ ích, thú vị theo dõi ngay: Học văn chị Hiên hoặc Học Văn Chị Hiên - YouTube

 

Chúc các bạn nhỏ luôn học tốt!

Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn

 

Tin liên quan