TỔNG HỢP CÁC MỞ BÀI HAY TÁC PHẨM TRÀNG GIANG - HUY CẬN

Ngày 17/03/2019 10:46:26, lượt xem: 21904

TỔNG HỢP MỞ BÀI TRÀNG GIANG HAY
Nguồn: Lớp Học Văn Offline chị Hiên

1. Thơ ca là tiếng nói của trái tim, của tâm hồn người nghệ sĩ. Nếu như chúng ta đã từng có những giây phút rạo rực, sôi nổi, tươi vui, cuồng quay trong những rung cảm yêu đời với thi phẩm “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu, thì khi đến với “Tràng Giang” của Huy Cận, dường như ta đang bước được bước vào một cảm xúc hoàn toàn khác lạ, đối lập với sự tươi vui ấy. Với “Tràng Giang”, Huy Cận đã gọi dậy cả “hồn buồn Á Đông, đã khơi lại cái mạch sầu mấy ngàn năm vẫn còn ngấm ngầm trong cõi đất này” bằng những hình ảnh và bút phát vừa cổ điển, vừa hiện đại của mình.

(Xuân Trang)

2. “Có những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về đất nước mình thì bắt lên câu hát”

Vâng! Dường như những dòng sông không biết tư bao giờ đã trở thành nguồn cảm hứng thi ca bất tận trong mỗi người nghệ sĩ. Tôi còn nhớ Hoàng Cầm đã từng đắm đuối với dòng sông Đuống “trôi đi một dòng lấp lánh”, tôi còn nhớ Hoài Vũ cả một đời nồng đượm với con sông chở nặng phù – sông Vàm Cỏ, Hoàng Phủ Ngọc Tường thì lại ôm trọn trong trái tim của mình dòng Hương đấy thương nhớ qua ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Huy Cận không phải là ngoại lệ, Huy Cận cũng ôm ấp trong mình những hoài niệm về một dòng sông, dòng sông của tự nhiên cũng là dòng sông trong tâm tưởng qua thi phẩm xuất sắc Tràng Giang.

 

3. Trong kho tàng thơ ca Việt Nam, đã có rất nhiều những người nghệ sĩ lấy cảm hứng cho tác phẩm của mình từ nỗi buồn. Đó là nỗi buồn dừng chân lại nơi đèo ngang nhớ về giang san, Tổ quốc, nỗi buồn trước sông dài trời rộng của người lữ thứ dừng chân lại nơi non, nỗi buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn. Sau này, trong phòng trào thơ mới, cũng nổi lên một cây viết chọn nỗi buồn làm đề tài cảm hứng chính trong mỗi thi phẩm của mình. Đó là Huy Cận với thi phẩm “Tràng Giang”.

(Thu An)

4. Giữa cuộc sống xô bồ, con người luôn muốn tìm cho mình những khoảnh khắc bình yên. Đôi khi, họ chào ngày mới bằng một nụ cười thật tươi nhưng sau đó khi đêm về, họ lại tự giam mình trong những nỗi buồn chẳng thể gọi tên. Có rất nhiều cách đê giải tỏa nỗi buồn, có người tìm đến rượu, có người tìm đến âm nhạc, những người nghệ sĩ của chúng ta từ xưa khi đối mặt với nỗi buồn lại tìm đến thi ca. Tôi cũng không biết lập luận này của mình liệu có hợp lý hay không, nhưng chẳng phải vì buồn, mà Huy Cận viết “Tràng Giang” hay sao? Tràng Giang – là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận, một thi phẩm thành công với sự kết hợp nhuận nhị giữa cổ điển và hiện đại.

(Trọng Trường)

5. M. Gorki từng nói rằng :" Thơ chính là tâm hồn". Thơ là tiếng lòng của người thi sĩ. Khi rạo rực lòng mình, anh ươm mầm cho thơ những ong, những bướm, những mật ngọt cuộc sống. Và những khi cô đơn, anh cũng tìm đến thơ để giãi bày tâm sự, để chút hết nỗi buồn âu lo. Và nhà thơ Huy Cận cũng vậy, vào những năm 1939 khi Đất nước còn nằm trong sự áp bức đô hộ của thực dân Pháp, ông nghĩ về cuộc đời bằng những cảm nhận chân thành của trái tim để cho ra đời bài thơ Tràng Giang. Trang Giang mở ra một bức tranh thiên nhiên vũ trụ rộng lớn đối lập với cái tôi cô đơn bé nhỏ đồng thời thể hiện khát khao được hòa nhập với cuộc đời.Tràng Giang là bài thơ tiêu biểu đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của hồn thơ Huy Cận: Vừa cổ điển vừa hiện đại.

(Thu Hà)

6. "Đưa người sao không đưa qua sông
‎Sao có tiếng sóng ở trong lòng
‎Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
‎Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong"
‎                    (Tống biệt hành- Thâm Tâm)
Đó là những vần thơ vào buổi chia li giã bạn của nhà thơ Thâm Tâm trước cảnh sông mênh mang sóng nước. Dường như khi đứng trước bể rộng của thiên nhiên vạn vật, lòng người dễ trào dâng một nỗi buồn cô đơn lạc lõng. Nhà thơ Huy Cận cũng vậy. Buổi chiều hoàng hôn Hà Nội phố cũ với khoảng không bao la rợn ngợp của con sông Hồng đã thổi vào hồn người thi sĩ Huy Cận một cõi lòng về cuộc đời trần thế để rồi cho ra đời những vần thơ đặc sắc dư âm như chính tên gọi của nó vậy: Tràng Giang. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên vũ trụ rộng lớn đối ngược với con người nhỏ bé cô đơn.
(Thu Hà)

6. Khi nhắc tới Huy Cận, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận định: “ Huy Cận lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc thành bao châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích không bao giờ tan được…” Lời nhận xét đó quả không sai. Có lẽ, những ai đã đọc các tác phẩm của Huy Cận trước CM T8 đều nhận ra giọng thơ trầm buồn của ông. Tiêu biểu cho hồn thơ ấy, không thể không nhắc tới “Tràng Giang”…

(Mai Hoa)

Tin liên quan