Đăng Ký Học
Ngày 07/01/2025 10:01:43, lượt xem: 96
1. Kết cấu truyện
Bằng cách sử dụng kết cấu truyện [từ chỉ kết cấu], tác giả đã thể hiện rõ nét quan niệm về [một số từ biểu thị vấn đề mà tác giả đang nhắc tới].
⇒ Bằng cách sử dụng kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng, tác giả đã thể hiện rõ nét quan niệm của bản thân về cuộc sống và số phận con người lúc bấy giờ. Nếu không phá vỡ được vòng lặp này, Chí Phèo cha mất đi, sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời, số phận con người vẫn sẽ thê thảm đến cùng cực như thế.
2. Lời người kể chuyện
Lời kể chuyện được sử dụng một cách khéo léo, vừa có khả năng liên kết các sự việc, lại bộc lộ trọn vẹn thái độ của tác giả đối với nhân vật. Qua lời người kể chuyện, ta không chỉ thấy được số phận của nhân vật, mà còn thấy cả niềm [tính từ chỉ thái độ của tác giả đối với nhân vật] của nhà văn với đứa con tinh thần của mình.
⇒ Lời kể chuyện được sử dụng một cách khéo léo, vừa có khả năng liên kết các sự việc, lại bộc lộ trọn vẹn thái độ của tác giả đối với nhân vật. Qua lời người kể chuyện, ta không chỉ thấy được số phận của nhân vật, mà còn thấy cả niềm tin yêu, hi vọng mà nhà văn gửi gắm vào đứa con tinh thần của mình.
ĐỌC THÊM: CÔNG THỨC VIẾT PHẦN GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ẤN TƯỢNG NHẤT
3. Xây dựng nhân vật truyện
Nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Đối với [tác phẩm A], từ hình tượng [nhân vật B], ta thấy được toàn cảnh xã hội [từ miêu tả xã hội], cũng thấy được cái nhìn [từ bộc lộ cái nhìn của nhà văn] với cuộc đời.
⇒ Nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Đối với “Tắt đèn”, từ hình tượng nhân vật chị Dậu và cuộc sống của chị, ta thấy được toàn cảnh xã hội tăm tối lúc bấy giờ - “tối đen như mực” - cũng thấy được cái nhìn nhân văn, giải thoát của nhà văn với cuộc đời, số phận của những người nông dân đêm trước Cách mạng Tháng Tám.
4. Ngôn ngữ truyện
Ngôn ngữ truyện [tính từ miêu tả ngôn ngữ truyện] đã góp phần giúp cho người đọc hình dung rõ nét hơn về bối cảnh của truyện, con người trong truyện và thậm chí cả con người nhà văn: [một số câu miêu tả bối cảnh, con người trong truyện và đánh giá tác giả].
⇒ Ngôn ngữ truyện độc đáo, gần gũi, đậm chất địa phương đã góp phần giúp cho người đọc hình dung rõ nét hơn về bối cảnh của truyện, con người trong truyện và thậm chí cả con người nhà văn: một làng quê Nam Bộ nghèo khó, những con người chân chất và sự hiểu biết của tác giả về vùng đất, con người nơi đây.
5. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm
Tác giả cũng vận dụng rất khéo léo các thủ pháp nghệ thuật, miêu tả [tính từ] từ cảnh đến người, từ đó bộc lộ cảm xúc [tính từ] về nhân vật của mình.
⇒ Tác giả cũng vận dụng rất khéo léo các thủ pháp nghệ thuật, miêu tả tinh tế, sinh động, sắc nét từ cảnh đến người, từ đó bộc lộ cảm xúc rất khéo léo, tinh tế về nhân vật của mình.
ĐỌC THÊM: BỘ MỞ - KẾT BÀI CHO HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHỦ ĐẠO THƯỜNG GẶP TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT ẤN TƯỢNG NHẤT
6. Đánh giá khái quát
Bằng tài năng nghệ thuật của mình, thông qua việc xây dựng kết cấu khéo léo, nhân vật chân thực, ngôn từ tinh tế; với lời kể chuyện phù hợp và các yếu tố miêu tả, biểu cảm được ứng dụng rất linh hoạt,... [Tác giả A] với [tác phẩm B] đã để lại ấn tượng mạnh mẽ về [một số từ chỉ nội dung].
⇒ Bằng tài năng nghệ thuật của mình, thông qua việc xây dựng kết cấu khéo léo, nhân vật chân thực, ngôn từ tinh tế; với lời kể chuyện phù hợp và các yếu tố miêu tả, biểu cảm được ứng dụng rất linh hoạt,... Thạch Lam với “Gió lạnh đầu mùa” đã để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về tình yêu thương rất ngây ngô của trẻ con - thứ tình cảm có thể sưởi ấm người ta trong những ngày đầu mùa giá lạnh.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
- Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
- Khóa học KỸ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CHUYÊN SÂU
- Khóa học PHƯƠNG PHÁP & LUYỆN ĐỀ LỚP 12 - 2K7
Tin liên quan