CHỊ EM THÚY KIỀU
Câu 1:
- 4 câu đầu: giới thiệu khái quát về hai chị em Kiều
- 4 câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân
- !2 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- 4 câu cuối: nhận xét chung về đức hạnh của hai chị em
- Nhận xét: kết cấu này cho thấy trình tự miêu tả lần lượt Thúy Vân rồi đến Thúy Kiều, trong đó Thúy Kiều được làm nổi bật hơn.
Câu 2:
- Hình ảnh ước lệ khi miêu tả Thúy Vân: khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang, hoa cười ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
- Thúy Vân mang vẻ đẹp đài các, đoan trang, tròn trịa, ấm áp, hài hòa.
Câu 3:
- Về nhan sắc của Thúy Kiều: đôi mắt trong như nước mùa thu (làn thu thủy), nét mày thanh tú như dáng núi mùa xuân (nét xuân sơn), hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
- So với Thúy Vân thì Thúy Kiều cũng mang những vẻ đẹp về những bộ phận trên khuôn mặt được miêu tả qua những hình ảnh ước lệ nhưng Kiều lại là phần hơn, là vẻ đẹp tuyệt sắc, tuyệt tài, đặc biệt tạo ấn tượng sâu sắc ở đôi mắt.
Câu 4:
- Bên cạnh nhan sắc, Nguyễn Du còn giới thiệu các vẻ đẹp, giá trị khác của Thúy Kiều:
- Tài năng: tài năng của Kiều đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ thời trung đại, cầm (đánh đàn, viết nhạc), thi (làm thơ), họa (vẽ tranh) đều tinh thông, vượt trên mọi người.
- Trí tuệ: Kiều có tư chất thông minh hơn người
- Tâm hồn: vừa trong sáng như tuyết, thanh cao như mai vừa nhạy cảm, đa sầu.
- Phẩm hạnh: đoan trang, đứng đắn.
Câu 5:
- Sắc đẹp của Thúy Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” còn sắc đẹp của Thúy Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận của 2 người. Nếu “thua”, “nhường” nghiêng về diễn tả hành động, biểu đạt trạng thái bị động, chấp nhận ở vị thế thấp hơn, kém hơn, thì “ghen”, “hờn” lại phản ánh tâm lý bất an, thường gắn liền với những hành động phản ứng tiêu cực. Những từ ngữ được sử dụng cho thấy chủ định của Nguyễn Du: từ ngoại hình ngụ ý tính cách, dự báo số phận. Cuộc đời binh yên, không sóng gió của Thúy Vân, cuộc đời trắc trở, thăng trầm của Thúy Kiều.
Câu 6:
Bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn. Đặt chân dung Thúy Kiều sau chân dung Thúy Vân, Nguyễn Du không chỉ muốn nhắn nhủ với người đọc về cách nhìn Kiều trong tương quan đối sánh mà còn muốn dùng thủ pháp đòn bẩy để làm nổi bật, tôn lên vẻ đẹp tuyệt đỉnh của nàng. Nhan sắc hoàn hảo, lý tưởng của Thúy Vân đóng vai trò làm nền để vẻ đẹp xuất sắc, hơn người, khác biệt của Thúy Kiều được tỏa sáng. Dung lượng câu thơ dùng để miêu tả Thúy Kiều nhiều hơn so với Thúy Vân, các phương diện về Thúy Kiều cũng được tác giả miêu tả, khẳng định toàn diện hơn.