Đăng Ký Học
Ngày 23/04/2021 17:37:23, lượt xem: 3140
Các bạn nhỏ đã ôn tập đến đâu rồi nhỉ?
Hôm nay, chị sẽ bật bí cho các bạn các phương pháp viết mở bài hiệu quả nha!
1. Mở bài trực tiếp
Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng: đủ ý, không nói thiếu, nhanh gọn, không nói quá dài khiến hình thức cũng như nội dung phần này sẽ không được chắt lọc, cô đọng thiếu sức hấp dẫn với người đọc, người nghe.
Ví dụ: Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả, phong cách thơ tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận.
Mở bài mẫu:
Phạm Tiến Duật được mệnh danh là nhà thơ của Trường Sơn, thi sĩ huyền thoại của đường mòn Hồ Chí Minh những năm chống Mỹ. Vừa chiến đấu vừa sáng tác thơ, thơ của Phạm Tiến Duật đã mang tất cả những gì là hiện thực của cuộc sống chiến đấu nơi chiến trường với giọng điệu trẻ trung và khí thế hào sảng nhất, tiêu biểu như “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Bài thơ đã ghi lại những nét ngang tàng, dũng cảm và lạc quan của người chiến sĩ lái xe trong binh đoàn vận tải quân sự, qua đó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đánh Mỹ... [nêu vấn đề nghị luận].
2. Mở bài gián tiếp
Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Người viết xuất phát từ một ý kiến, một câu chuyện, một đoạn thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng nào đó,... dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết. Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc.
Ví dụ: Đề bài yêu cầu ta cảm nhận về tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, ta có thể dẫn dắt từ những bài thơ viết về người lính của nhà thơ này.
Mở bài mẫu:
“Cuộc đời anh, cho tôi chia một nửa
Nửa giọt mồ hôi vạt áo còn đầm
Nửa dãy Trường Sơn thác ghềnh vất vả
Nửa bát cơm hạt muối nhọc nhằn”...
(“Một nửa” – Chính Hữu)
Tình đồng chí, đồng đội trong thơ Chính Hữu luôn là vậy, nó đẹp một cách giản đơn, đẹp một cách lạ thường. Với “Đồng chí”, Chính Hữu đã góp thêm một tiếng thơ hay về người lính và tình đồng đội cho nền thơ kháng chiến chống những chi tiết, những hình ảnh hết sức chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc, khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách cảm động tình đồng chí gắn bó giữa những người nông dân mặc áo lính, cùng chiến đấu giữ gìn độc lập tự do của Tổ quốc... [nêu vấn đề nghị luận].
Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA HỌC CHẠY VĂN 9 – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.
Vậy còn chần chờ gì mà không nhanh tay đăng kí ngay khóa học thôi nào!
Nếu muốn biết thêm thông tin về hóa học hãy nhắn tin cho fanpage để được các tư vấn kĩ hơn cho các tình yêu nha!
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS.
Youtube Học Văn Chị Hiên.
Instagram Học Văn Chị Hiên.
Tiktok Học Văn Chị Hiên.
Tin liên quan