NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯỢC GỢI RA TỪ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC

Ngày 05/03/2024 17:59:48, lượt xem: 1036

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học.

 

Mở bài - Dẫn dắt vào đề (…)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra (…)
   Thân bài               Bước 1: Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm Văn học.
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề rút ra từ một tác phẩm đã học, thì phân tích qua vấn đề ấy đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm.
+ Nếu đề nêu một văn bản chưa học, không cho sẵn vấn đề, thì cần đọc hiểu, phân tích để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai.

Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống, học sinh áp dụng phương pháp làm bài cụ thể).
- Giải thích vấn đề
- Phân tích – chứng minh
+ Đối với vấn đề xã hội tư tưởng, đạo lí: Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?
+ Đối với vấn đề xã hội là hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện thực tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó.
- Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay.
- Đánh giá
Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí)
Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người (Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực, phê phán biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận).
- Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận).

Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân.
Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa?

Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực.

Lưu ý: Đối với bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề được rút ra từ một tác phẩm cần chia ra thành hai phần:
Phần I: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).
Phần II (trọng tâm):
Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có vấn đề (Đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nêu suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy.
Kết bài - Khẳng định lại vấn đề xã hội được gợi ra từ tác phẩm văn học.
- Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội được gợi ra trong tác phẩm.

 

ĐỌC THÊM: MẪU MỞ ĐOẠN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BẰNG PHẢN ĐỀ HAY NHẤT

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
- Khóa học nghị luận xã hội chuyên sâu

Tin liên quan