HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG, XÃ HỘI - PHẦN I

Ngày 09/04/2019 20:19:49, lượt xem: 2334

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG, XÃ HỘI

 

1. KHÁI QUÁT

Để làm bài văn nghị luận đạt điểm cao, trước hết học sinh cần nhận diện rõ đề thuộc kiểu bài nào để có cách làm bài phù hợp. Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập đến những vấn đề của đời sống xã hội, những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống con người, những vấn đề chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức,…

 

Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống (qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng…) từ đó thể hiện thái độ đánh giá của bản thân cũng như đề xuất ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống. Học sinh cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung. Ngoài việc trang bị cho mình những kỹ năng làm bài, học sinh cần tích lũy những vốn hiểu biết thực tế về đời sống xã hội.

Thời gian gần đây, đề Nghị luận xã hội thường đề cập đến những vấn đề thời sự nổi bật trong năm. Ví dụ:

+Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất, nạn phá rừng, thiên tai lũ lụt…

+ Bạo hành gia đình, bạo lực học đường, tai nạn giao thông…

+ Tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, hiện tượng chảy máu chất xám…

+ Phong trào tiếp sức mùa thi, giúp đỡ đồng bào lũ lụt, tấm gương người tốt, việc tốt, nếp sống đẹp…

Các bước làm bài :

Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.

+ Giải thích (Nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…) cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận.

Ví dụ : Giải thích thế nào là ô nhiễm môi trường? thế nào là bệnh vô cảm?…

+ Chỉ ra thực trạng (Biểu hiện của thực trạng)

Bước 2: Phân tích tác hại, các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.

     §  Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực.

     §  Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực.

     §  Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt.

Tác hại :

     §  Đối với mỗi cá nhân (ảnh hưởng sức khỏe, kinh tế, danh dự, hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng tâm lí….)

     §  Đối với cộng đồng, xã hội

     §  Đối với môi trường...

Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân ( khách quan và chủ quan)

     §  Khách quan : Do môi trường xung quanh, do trào lưu, do gia đình, nhà trường, do các nhân tố bên ngoài tác động,…

     §  Chủ quan: Do ý thức , tâm lí, tính cách, ….của mỗi người

Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng... Giải pháp khắc phục hiện tượng tiêu cực, phát huy hiện tượng tích cực

Giải pháp : Thông thường   mỗi hiện tượng đều xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể, nguyên nhân nào thì đi kèm với giải pháp ấy.

Nêu bài học rút ra cho bản thân : Bài học nhận thức và hành động

Học Văn Chị Hiên

Tin liên quan