Đăng Ký Học
Ngày 03/04/2019 17:16:40, lượt xem: 2386
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
3. KĨ NĂNG XÁC ĐỊNH LUẬN ĐIỂM, TRIỂN KHAI LUẬN CỨ
Học sinh cần dựa vào dàn ý chung của kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí để xác định các luận điểm cho bài viết. Thông thường, bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí sẽ có những luận điểm chính sau:
Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng đạo lí
Luận điểm 2: Bình luận, chứng minh tư tưởng đạo lí, phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề
Luận điểm 3: Bài học rút ra
Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ. Một bài văn có thể có nhiều luận điểm lớn, mỗi luận điểm lớn lại được cụ thể hoá bằng nhiều luận điểm nhỏ hơn.Tuỳ vào từng đề bài , học sinh có thể triển khai những luận điểm nhỏ hơn.
Ví dụ minh hoạ :
Đề bài :
“Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”.
(Trích Đường đến ngày vinh quang – nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập)
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên
Gợi ý làm bài - Bài văn trên có những luận điểm sau :
Luận điểm 1: Giải thích ý nghĩa thông điệp của tác giả. Tác giả muốn khẳng định chân lí: Muốn có hạnh phúc và thành công trên đường vinh quang mỗi người bắt buộc phải biết “ chịu đau’ khi gặp những” mũi gai” và “ đi qua muôn ngàn sóng gió”.
Luận điểm 2: Bàn luận
Vì sao tác giả khẳng định như thế ? Lấy dẫn chứng để chứng minh vấn đề
Luận điểm 3: Nêu bài học rút ra : để thành công trong cuộc sống, mỗi người chúng ta cần suy nghĩ và hành động như thế nào?
Khi xây dựng lập luận, điều quan trọng nhất là phải tìm cho được các luận cứ có sức thuyết phục cao.Luận cứ là những ý nhỏ, triển khai cho luận điểm. Luận cứ có thể là dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ cho luận điểm. Luận cứ phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
+ Trước hết, luận cứ phải phù hợp với yêu cầu khẳng định của luận điểm. Nội dung của luận cứ phải thống nhất với nội dung của luận điểm.
+ Thứ hai, luận cứ phải xác thực, tức là nó phải đúng đắn. Khi nêu luận cứ, người viết cần biết chính xác về nguồn gốc, các số liệu, các sự kiện, tiểu sử nhân vật,… Biết không chắc chắn thì chưa vội sử dụng. Tuyệt đối không được bịa đặt luận cứ.
+ Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểu.
+Thứ tư, luận cứ phải vừa đủ, đáp ứng yêu cầu chứng minh toàn diện cho luận điểm.
Học sinh cần trích dẫn chính xác. Trích nguyên văn thì đặt trong ngoặc kép, nhớ đại ý thì chuyển thành lời gián tiếp.
HỌC VĂN CHỊ HIÊN - HƠN CẢ MỘT BÀI VĂN
Tin liên quan