HỌC SINH GIỎI VĂN CHỌN LỌC VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC NHƯ THẾ NÀO?

Ngày 19/10/2021 09:30:57, lượt xem: 9605

Dẫn chứng có vai trò quan trọng trong văn nghị luận. Tuy nhiên, khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận, các bạn nhỏ thường gặp rất nhiều khó khăn và sai sót. Hôm nay chị Hiên sẽ giới thiệu đến các em cách mà HỌC SINH GIỎI chọn lọc và phân tích dẫn chứng trong bài NLVH nhé!

 

 

1. Dẫn chứng là gì? Có quan trọng trong NLVH hay không?

 


Nói nôm na, văn nghị luận là làm sáng tỏ, rõ ràng một vấn đề nào đó làm sao để thuyết phục người đọc tin theo điều người viết đưa ra. Chính vì văn nghị luận cần sự thuyết phục nên yếu tố dẫn chứng vô cùng quan trọng. Nó sẽ chứng minh, làm tăng sức thuyết phục cho bài viết. Trăm nghe không bằng một thấy. Một dẫn chứng cũng sẽ có sức mạnh như một trăm câu lý lẽ suông vậy.

 

ĐỌC THÊM LÀM SAO ĐỂ LIÊN HỆ MỞ RỘNG TRONG NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ?

 

2. Có những loại dẫn chứng văn học nào?

 



Nói đến dẫn chứng NLVH, đừng nhầm lẫn nó chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của một tác phẩm. Khi dùng dẫn chứng để phân tích một văn bản, ngoài ngữ liệu từ chính văn bản đó, chúng ta còn có các dẫn chứng mở rộng như: dẫn chứng văn học sử, dẫn chứng lý luận văn học,...

Ví dụ khi phân tích “Tây Tiến” của Quang Dũng, ngoài câu từ có trong bài, ta sẽ sử dụng văn học sử để biết về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, về những khó khăn gian lao thực tế mà những người chiến sĩ gặp phải; sử dụng lý luận văn học để biết rằng tác phẩm có cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.

 

3. Dẫn chứng nên chọn đúng và đầy đủ hay độc đáo?

 

 

Khi được dạy về các tác phẩm, chúng ta sẽ được cung cấp rất đầy đủ, cụ thể và chi tiết các dẫn chứng có giá trị nghệ thuật để phân tích. Khi đi thi, chắc chắn chúng ta cần phải phân tích đúng và đủ. Tuy nhiên, không phải dẫn chứng nào cũng cần phân tích kĩ, phần phần tích nào nào cũng cần dẫn chứng liên hệ mở rộng. Tính độc đáo của dẫn chứng sẽ phụ thuộc vào giá trị nghệ thuật và khả năng liên hệ của nó.

Ví dụ trong đoạn thơ:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Hai câu thơ đầu chúng ta cần phân tích các dẫn chứng: các cặp từ đối lập, liên từ “và” đồng thời liên hệ mở rộng các dẫn chứng bên ngoài về sự thất thường đáng yêu của người con gái trong tình yêu:
“Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay”
Tuy nhiên ở hai câu thơ sau, ta chỉ cần phân tích chung nội dung, không cần quá chú ý đến từng từ ngữ.

Ví dụ khác khi phân tích vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà, ta sẽ chọn các dẫn chứng nổi bật phân tích kĩ như: hai bên bờ sông, màu nước sông,.... Các dẫn chứng khác sẽ vẫn nói đến những phông phân tích kĩ bằng các dẫn chứng chính. 

 

ĐỌC THÊM 5 CÔNG THỨC MỞ BÀI MẪU SIÊU HAY

 

4. Những điều cần lưu ý về cách trích dẫn chứng cho một bài phân tích

 

 

Khi trích dẫn chứng trong phân tích, để phù hợp, rõ ràng mà vẫn đảm bảo mạch văn không bị ngắt ngoãng có một số tip như sau:
Đối với thơ: Nên trích khổ thơ, đoạn thơ trước khi phân tích, trích trước khi phân tích không ba chấm mà phải trích nguyên văn. Trong khi phân tích không nên nhắc lại quá nhiều lần câu thơ đã trích ở trên, thay vào đó hãy trích một phần hoặc dẫn ý lại câu thơ. Ví dụ với khổ 1 của “Sóng”, khi phân tích hai câu cuối, thay vì trích lại ta sẽ viết như sau: Sóng nơi sống tù túng, chật hẹp, không thể thoải mái vẫy vùng nên đã bứt thoát ra biển lớn. Em cũng vậy, khi không tìm được hạnh phúc trong không gian nhỏ hẹp, em sẽ chủ động tìm đến tình yêu của đời mình.

Đối với văn xuôi cũng tương tự, ta không thể chép cả một đoạn văn dài vào bài mà cần chọn lọc. Những dẫn chứng nào có giá trị biểu đạt cao sẽ trích nguyên văn, còn lại sẽ dẫn ý. Ví dụ khi phân tích vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà, ta có thể viết: Nguyễn Tuân đưa đến cho bạn đọc quyền tự tưởng tượng đầy thú vị về vẻ đẹp trữ tình của sông Đà: “Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách”. Từ đó lần theo cách ông miêu tả, ta hình dung được một nàng Đà giang vừa thật chung trên trang sách lại vừa thật riêng trong tâm hồn mỗi người.

 


 

Có chứ. Chị có KHÓA HỌC CODE VĂN 2021 để đồng hành cùng các bạn 2K4 "ĐẬP TAN" những khó khăn trong việc VIẾT VĂN NLVH, trong đó có phần chọn lọc, phân tích dẫn chứng.

Đăng ký khóa học ngay tại đây nha: https://bit.ly/KHOACODEVAN2K4

 

Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, và chạy nước rút hiệu quả, hãy đăng ký sở hữu các đầu sách và đăng ký khoá học của HVCH nhé!

Link đặt sách: https://bit.ly/2ZPn5bZ

Link đăng kí khóa VIP lớp 12: http://bit.ly/KHOAHOCVANVIP2K4

Link đăng ký khóa CODE VĂN: https://bit.ly/KHOACODEVAN2K4

Link đăng kí khóa VIP lớp 11: https://bit.ly/KHOAHOC2K5

 

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan