HIỆU ỨNG TÂM LÝ ÁP DỤNG VÀO BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Ngày 02/08/2023 17:19:30, lượt xem: 4124

Để bài viết nghị luận xã hội của chúng mình có thể hay hơn, phong phú hơn, thì chúng mình cần phải có những phần liên hệ, mở rộng mới mẻ, ngoài sách vở để làm tăng thêm sự thuyết phục.

Hãy cùng chỉ "bỏ túi" những hiệu ứng tâm lí áp dụng vào bài nghị luận xã hội nha

 

--------------------------

 

I. HIỆU ỨNG NGƯỜI NGOÀI CUỘC (Áp dụng vào đề tài vô tâm, vô trách nhiệm)

Các nghiên cứu cho thấy, càng nhiều người chứng kiến thì càng có ít khả năng ai đó sẽ hỗ trợ. Càng có nhiều người chứng kiến, thì một cá nhân chứng kiến lại càng ít xem vụ tai nạn là một vấn đề nghiêm trọng và ít nhận trách nhiệm để hành động hơn. Theo lí giải của các nhà khoa học, căn nguyên của “hiệu ứng người ngoài cuộc” là do hầu hết mọi người chứng kiến vụ việc đều nghĩ rằng sẽ có người khác giúp đỡ nạn nhân và mình là “người ngoài cuộc”.

 

II. HIỆU ỨNG ĐÀ ĐIỂU (Áp dụng vào đề tài thiếu nghị lực, không dám đối mặt với áp lực, thử thách)

“Hiệu ứng đà điểu” là một dạng thiên kiến nhận thức, khi con người né tránh thay vì đối mặt với những thông tin tiêu cực. Tên gọi “hiệu ứng đà điểu” được lấy cảm hứng từ một quan niệm cũ rằng: khi gặp nguy hiểm, đà điểu sẽ vùi đầu vào cát để trốn tránh kẻ thì.

 

ĐỌC THÊM: ĐOẠN VĂN LIÊN HỆ BẢN THÂN THEO TỪNG CHỦ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

 

III. HIỆU ỨNG MẤT TỰ CHỦ ONLINE (Áp dụng bài để tài văn hóa sử dụng mạng xã hội của giới trẻ)

“Hiệu ứng Mất tự chủ online” xuất hiện cùng với sự bùng nổ của internet. Cụ thể, khi trở thành một phần của cộng đồng mạng, đặc biệt là các trang mạng xã hội, con người sẽ dễ trở nên xấu tính, cọc căn và thích phán xét hơn. Hệ quả của hiệu ứng tôm lý này là chúng ta dễ đưa ra các bình luận thiếu tế nhị, khiếm nhã về một có nhân hay vấn đề, mà mình thậm chí chỉ vừa lướt qua trên internet. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính của hiệu ứng này là sự mất phản xạ có điều kiện, đến từ việc chúng ta có thể dễ dàng che đậy bản thân bằng một nickname, trong thế giới ảo, và dường như không phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình.

 

IV. HIỆU ỨNG GOOGLE (Áp dụng vào đề tài phụ thuộc, thiếu chủ động)

Con người hiện đại thường rất dễ quên đi những thông tin, chi tiết mình vừa đọc được, nhất là khi thông tin đó có nguồn gốc từ internet. Hiện tượng thú vị này được các chuyên gia đặt lên là “Hiệu ứng Google”. Theo giải thích, lý do gây nên sự đãng trí này đến từ quá trình thích nghi của não bộ với thời đại số. Bởi vì, con người ngày nay có thể tìm kiếm một cách nhanh chóng mọi thông tin bằng Google hoặc các công cụ khác. Do đó, việc ghi nhớ lâu những thông tin này là điều không cồn thiết.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên

Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên

Tin liên quan