ĐÁP ÁN: VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

Ngày 01/04/2020 21:39:48, lượt xem: 1868

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

 

Dạng 1: Phân tích tác phẩm

Đề 1: 

MB: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”

*Luận điểm 2: Phân tích(các em phân tích dựa trên kiến thức nền đã học nhé

*Luận điểm 3: khái quát

KB: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 2: tương tự đề 1

Đề 3

MB: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”

*Luận điểm 3: phân tích những mâu thuẫn trong trích đoạn kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”(các em phân tích dựa trên những kiến thức đã học nhé)

*Luận điểm 4: Bày tỏ ý kiến về cách thức giải quyết mâu thuẫn

 -Mâu thuẫn giữa nhân dân khốn khổ lầm than với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng đã được giải quyết dứt khoát: bạo chúa Lê Tương Dực bị giết; Nguyễn Vũ (đại thần của y) thì tự sát; đám cung nữ bị những kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ.

- Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu với lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân chưa được giải quyết dứt khoát vì Vũ Như Tô cho đến lúc chết vẫn không nhận ra sai lầm, vẫn đinh ninh là mình vô tội. Vũ Như Tô không về phe hôn quân nhưng lại mượn uy quyền và tiền bạc của hắn để thực hiện hoài bão của mình nên vô tình gây thêm nỗi khổ cho nhân dân.

=> Như vậy ta có thể thấy mâu thuẫn trong vở kịch chỉ là tạm thời được giải quyết nhưng cái nội tại chính là mẫu thuẫn trong chính nhân vật thắt nút vẫn chưa được giải quyết và gây ám ảnh cho khán giả.

KB: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng.

Đề 4: 

MB: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”

*Luận điểm 2: Phân tích nhân vật Đan Thiềm(các em phân tích dựa vào kiến thức đã học nhé)

*Luận điểm 3: Làm rõ lời đề tựa Nguyễn Huy Tưởng nhắc đến ở đầu tác phẩm kịch của mình:

  • Làm rõ lời đề từ(các em phân tích dựa trên kiến thức đã học nhé)

  • Câu “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” sau này đã trở thành một thuật ngữ mang tên “Bệnh Đan Thiềm”. “Bệnh Đan Thiềm” có lẽ là căn bệnh của những con người đối lập với hoàn cảnh, bị đẩy vào một hoàn cảnh đen tối, nhìn thấu lẽ đời, hiểu rõ cái xấu của thực tại và vì thế, liên tài, mê đắm người tài hoa, trân trọng tài năng

  •  Hiểu rõ cuộc đời, hiểu rõ những mâu thuẫn của cuộc đời nhưng lại trân trọng tài năng nên người như Đan Thiềm dễ phạm phải sai lầm (điển hình là hành động khuyên Vũ Như Tô cộng tác với Lê Tương Dực). Đó là một hành động vô vọng bảo vệ một điều tốt đẹp không thể nào tồn tại được trong một thực tế đen tối.

  • Từ “căn bệnh ấy” đã dẫn tới sai lầm khốn cùng. trở thành bi kịch khốc liệt trong tác phẩm.

*Luận điểm 4: khái quát

KB: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

 

Dạng 2: So sánh 

Đề 4: 

MB:-dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

  • nêu được 2 tác giả và 2 tác phẩm

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”

*Luận điểm 2: Phân tích cách nhìn nghệ thuật của nhân vật Vũ Như Tô

*Luận điểm 3: Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”

*Luận điểm 4: Phân tích cách nhìn nghệ thuật của nhân vật Phùng

*Luận điểm 5: So sánh

  • Tương đồng: 

-Cả hai đều yêu và say mê cái đẹp, cho ta nhận thức được cái đẹp của nghệ thuật như thế nào, con đường tìm kiếm, đi đến và chinh phục nghệ thuật

  -Đều gặp những trở ngại, khó khăn nhưng vẫn quyết tâm thực hiện lí tưởng                                                                                                                                           của mình.

  • Khác biệt:

  • Nếu  Phùng đã thấy được mặt trái của sự việc và đã kịp thời sửa sai nhưng Vũ Như Tô phải lấy cả cái giá của nghệ thuật để đổi bằng chính mạng sống của mình.

  • Hai tác phẩm được viết ở hai thời điểm lịch sử khác nhau.

  • Giá trị nghệ thuật mà hai nhân vật theo đuổi không giống nhau: Phùng khao khát tìm kiếm được một bức ảnh đẹp gắn với đời sống còn Vũ Như Tô lại bỏ qua giá trị hiện thực để “mơ” về một kiệt tác để đời. Nghệ thuật phải gắn với cuộc sống ấy mới là nghệ thuật chân chính(có thể liên hệ tư tưởng “Nghệ thuật vị nhân sinh”

KB: khẳng định vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 2: 

MB:-dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

 

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”

*Luận điểm 2: Giới thiệu nhân vật Vũ Như Tô và phân tích quan niệm nghệ thuật của nhân vật này.

*Luận điểm 3:  Giới thiệu nhân vật Đan Thiềm  và phân tích quan niệm nghệ thuật của nhân vật này.

*Luận điểm 4: So sánh

  • Tương đồng:

-Đều khát khao, yêu nghệ thuật, muốn xây dựng một kiến trúc để đời

-Đều trọng những con người có cùng chí hướng, dành cho nhau tình cảm đặc biệt bỏ mặc rèm pha.

-Đều kiên định với lý tưởng nghệ thuật của mình chính vì vậy cùng mắc sai lầm đó là không gắn nghệ thuật với cuộc sống, khiến cho “đứa con tinh thần” của bản thân phải “chết yểu”

  • Khác biệt

-Nếu Đan Thiềm là người say mê nghệ thuật thì Vũ Như Tô lại là nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật.

-Nếu Đan Thiềm kịp nhận ra sai lần dù muộn màng và khuyên giải Vũ Như Tô hãy trốn đi thì Vũ Như Tô vẫn “chấp mê bất ngộ”, mù quáng với giấc mộng Cửu Trùng Đài.

  • Lý giải khác biệt:

-Do tính cách của hai nhân vật khác nhau

-Đứng từ điểm nhìn và vị thế xã hội của hai nhân vật khác nhau

-Mục đích xây dựng Cửu Trùng Đài của hai nhân vật là khác nhau

KB: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

 

Tài liệu ôn thi ngữ văn THPT Quốc Gia - Học văn chị Hiên

Tin liên quan