AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

Ngày 27/02/2020 16:24:44, lượt xem: 3616

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

  1. Dạng đề so sánh, liên hệ

Đề 1: 

MB: dẫn dắt + nêu vấn đề

TB:

LĐ 1: Giải thích nhận định

  • “phong cách” → cái riêng, đặc sắc,… của nghệ sĩ → thể hiện qua nhiều phương diện: đề tài, ngôn ngữ, hình ảnh…- Văn chương cũng là một loại hình nghệ thuật, “người sáng tác” là người nghệ sĩ → trong lĩnh vực văn chương là nhà văn, nhà thơ.

=> nhận định đề cao việc sáng tạo, “làm mới” của nhà văn, nhà thơ trong sáng tác của mình.

LĐ 2: Phân tích 2 đoạn văn

  • Đoạn 1: vẻ hung bạo và trữ tình cuả SĐ

  • Đoạn 2: vẻ đẹp của SH ở thượng nguồn và ngoại vi tp Huế

LĐ 3: So sánh, đánh giá

  • Cùng đề tài con sông đất nước nhưng mỗi nhà văn lại có cách khai thác và diễn đạt riêng, đem đến cho đọc giả những trang văn độc đáo, hấp dẫn

  • Khẳng định phong cách sáng tác của mỗi nhà văn

KB: Khẳng định lại vấn đề + liên hệ mở rộng

 

Đề 2: Tương tự đề 1 dạng 1 trong NLĐSĐ

 

Đề 3: 

MB: dẫn dắt + nêu vấn đề

TB:

LĐ 1: Khái quát về HPNT và Ai dã đặt tên cho dòng sông

LĐ 2: Phân tích vẻ đẹp xứ Huế trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

  • Vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế - thủy trình SH và đặc điểm của SH khi chảy qua thành phố Huế

  • Vẻ đẹp của bề dày lịch sử

  • Vẻ đẹp về văn hóa của con người xứ Huế

LĐ 3: Liên hệ tới Đây thôn Vĩ Dạ của HMT

  • Phân tích khái quát tình cảm của HMT dành cho xứ Huế được thể hiện qua bài thơ

  • Khẳng định vẻ đẹp của xứ Huế, là nơi khơi nguồn cảm hứng cho văn chương nghệ thuật

  • Khẳng định tình cảm thiết tha, gắn bó của hai người nghệ sĩ

KB: Khẳng định lại vấn đề + liên hệ mở rộng

 

  1. Dạng đề phân tích, chứng minh ý kiến

Đề 1: 

MB: dẫn dắt + nêu vấn đề

TB:

LĐ 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

LĐ 2: Giải thích nhận định

  • Ngay từ dòng văn mở đầu đoạn trích, tác giả đã không dấu nổi niềm tự hào khi giới thiệu Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Câu văn không chỉ nâng sông Hương lên sánh ngang với các dòng sông đẹp trên thế giới mà còn nhấn mạnh đặc điểm riêng biệt của dòng Hương: tạo hóa sinh ra sông Hương là để dành riêng cho Huế, chỉ cho Huế mà thôi. Đây cũng là ý tưởng bao trùm khi viết bài kí này của Hoàng Phủ Ngọc Tường: nhìn sông Hương và Huế như một cặp tình nhân lí tưởng, gắn bó với nhau trong một tình yêu muôn thuở.

  • Sông Hương đã đi với Huế cả một mối tình trọn vẹn: có một điểm nhất quán trong cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi miêu tả sông Hương đó là luôn nhìn dòng sông này như một người con gái với tình yêu tha thiết dành cho Huế.

LĐ 3: Phân tích, chứng minh nhận định

  • Ở thượng nguồn dòng chảy:

  • Sông Hương mang trong mình sức sống mãnh liệt như một bản trường ca của rừng già với tiết tấu khi thì hùng tráng dữ dội, lúc lại dịu dàng và say đắm. Nhà văn đã so sánh sông Hương với một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại, mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết của núi rừng.

  • Trong hành trình ở núi đồi nơi đây, sông Hương đã tích tụ cho mình một lượng phù sa lớn để đến khi rời khỏi rừng nó đã trở thành bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Có thể nói sẽ không thể có kinh thành Huế hôm nay nếu không nhờ dòng Hương chuyên chở phù sa, miệt mài bồi đắp qua bao thế kỉ.

  • Đặc biệt, ngay từ thượng nguồn dòng chảy, dù còn ở rất xa kinh thành Huế, sông Hương đã mang tâm hồn sâu thẳm của con người ở vùng đất cố đô: dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng. 

  • Ở ngoại vi thành phố Huế:

  • Từ một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại ở thượng nguồn, đến cánh đồng Châu Hóa, sông Hương đã trở thành người gái đẹp nằm ngủ mơ màng chờ người tình đến đánh thức. 

  • Hành trình để tìm gặp người tình mong đợi của sông Hương cũng khá gian truân: dòng sông đã phải chuyển dòng một cách liên tục – vòng giữa khúc quanh đột ngột – uốn mình theo những đường cong thật mềm, đã phải vượt qua bao núi đồi, vực thẳm…

  • Qua hành trình ấy, sông Hương lại có những vẻ đẹp mới: với màu sắc trẻ trung (trở nên xanh thẳm, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím) như sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân. Đặc biệt là vẻ đẹp trầm mặc… như triết lí, như cổ thi mang chiều sâu tâm linh của cảnh sắc và con người Huế.

  • Về đến Huế:

  • Nhìn thấy Huế từ xa, Sông Hương vui tươi hẳn lên như một người con gái đã tìm được người tình mà nó hằng mong đợi. 

  • Đi giữa lòng thành phố thân yêu, sông Hương trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh, nhà văn gọi đó là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế. Có lẽ bởi vì quá yên mến thành phố Huế mà sông Hương không nỡ rời xa.

  • Không chỉ yêu mến, sông Hương còn dâng tặng Huế tất cả vẻ đẹp thơ mộng của mình, để rồi nó trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. 

  • Khi chi tay Huế để về biển cả: đang chảy theo hướng chính bắc, sông Hương đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Nhà văn gọi đó là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu, như Thúy Kiều chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả. Cuộc chia tay giữa sông Hương với Huế cũng dùng dằng, nấn ná, đầy lưu luyến như một cặp tình nhân.

=> Đến đây, sông Hương đã đi với Huế cả một mối tình trọn vẹn, một mối tình đầy tâm trạng, đầy cảm xúc, một mối tình có đầu có cuối, có thủy có chung.

LĐ 4: Đánh giá chung:

  • Dưới cái nhìn lãng mạn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương không chỉ là một dòng sông đơn thuần mà còn gắn bó với Huế như một cặp tình nhân chung thủy. Qua bài kí, tác giả thể hiện tình yêu tha thiết với mảnh đất mà ông gắn bó. Tình yêu Huế từ thâm căn cốt tủy đã chảy thành những dòng văn vừa đẹp, vừa sang, vừa tha thiết khiến ai chưa một lần đến Huế cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của Hương giang.

  • Vốn ngôn ngữ phong phú, tài hoa, giàu chất thơ kết hợp với trí tưởng tượng phóng khoáng đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của bài kí và cũng là nét riêng trong nghệ thuật viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

KB: Khẳng định lại vấn đề + liên hệ mở rộng

 

Đề 2: 

MB: dẫn dắt + nêu vấn đề

TB:

LĐ 1: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm: 

LĐ 2: Phân tích vẻ đẹp sông Hương

  • Vẻ đẹp nữ tính:

  • Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. Khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở  với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ. 

  • Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng. Khi là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Khi được ví như là Kiều, rất Kiều. Khi là người con gái Huế với sắc màu áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng. 

=> Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phần mãnh liệt... 

  • Vẻ đẹp rất mực đa tình:

  • Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình mong đợi. Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm mặc, có lúc dịu dàng, cũng có lúc mãnh liệt mạnh mẽ...Song nó chỉ thực vui tươi khi đến ngoại ô thành phố, chỉ yên tâm khi nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.

  • Gặp được thành phố, người tình mong đợi, con sông trở nên duyên dáng ý nhị uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến, cái đường cong ấy như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu. 

  • Sông Hương qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở như những vấn vương của một nỗi lòng. 

  • Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông - Tây để gặp lại thành phố một lần cuối. Nó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó... 

  • Vài nét về nghệ thuật: Phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận.

LĐ 3: Đánh giá 

  • Miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu biết phong phú, một trí tưởng tượng bay bổng.

  • Đằng sau những dòng văn tài hoa, đậm chất trữ tình là một tấm lòng tha thiết với  quê hương, đất nước.

KB: Khẳng định lại vấn đề + liên hệ mở rộng

Tin liên quan