Đăng Ký Học
Ngày 01/04/2020 21:44:35, lượt xem: 2930
ĐÁP ÁN: VỘI VÀNG
Dạng 1: Dạng đề so sánh:
Đề 1:
MB:
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm “Sóng”, trích dẫn thơ; tác giả Xuân Diệu và tác phẩm “Vội Vàng”, trích dẫn thơ
- Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận
- Đánh giá khái quát về vấn đề nghị luận
TB:
*Luận điểm 1: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm trong đoạn thơ 1
Giới thiệu về nhà thơ Xuân Quỳnh
Giới thiệu về phong cách sáng tác và đặc trưng nghệ thuật của Xuân Quỳnh
Giới thiệu về tác phẩm và đoạn thơ cần phân tích
*Luận điểm 2: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm trong đoạn thơ 2
Giới thiệu về nhà thơ Xuân Diệu
Giới thiệu về phong cách sáng tác và đặc trưng nghệ thuật của Xuân Diệu
Giới thiệu về tác phẩm và đoạn thơ cần phân tích
* Luận điểm 3: Phân tích khổ thơ 1 để làm sáng tỏ cái tôi sôi nổi, đầy khao khát của Xuân Quỳnh
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Thể hiện ước nguyện, mong muốn được hoá thân, được “tan” ra thành” trăm con sóng nhỏ
Phân tích ý nghĩa của các từ, cụm từ “biển”, “sóng”, “trăm ngàn”
Nhận thức được sự hữu hạn của đời người, Xuân Quỳnh muốn được tan ra để hoà nhập cùng biển lớn tình yêu, khao khát về một sự đồng điệu tuyệt đích vô biên, phá tan mọi giới hạn
=>Cai sôi nổi, khao khát, tràn đầy nhiệt huyết của một trái tim luôn khao khát được yêu thương
*Luận điểm 4: Phân tích khổ thơ 2 để thấy được cái tôi sôi nổi, đầy khao khát của Xuân Diệu
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Khổ thể hiện khát khao “phi lí” của tác giả: “ buộc nắng”, “tắt gió”, muốn cưỡng lại quy luật tự nhiên của đất trời
Đại từ nhân xưng “ tôi” khẳng định mình, bộc lộ bản ngã cá nhân thể hiện khát khao cháy bỏng
Mong muốn rất “ngông” của nhà thơ với ước muốn được lưu giữ lại vẻ đẹp tự nhiên của đất trời
=> Những vần thơ đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ nồng nhiệt muốn chế ngự, thâu tóm tạo vật để bảy tỏ sự sôi nổi, khát khao của nhà thơ
* Luận điểm 5: so sánh
Giống: cả hai nhà thơ đều có những ước muốn cháy bỏng đến phi lí để đạt được nỗi khao khát của chính mình
Khác:
Xuân quỳnh muốn được tan ra để hoà nhập, đắm mình trong biển lớn tình yêu, thể hiện khát khao tình yêu mãnh liệt
Xuân Diệu là muốn chế ngự, nắm giữ cho riêng mình
KB:
Khẳng định lại vấn đề+ liên hệ mở rộng
Dạng 2: Nghị luận về ý kiến bàn về thơ
Đề 1:
MB:
- Giới thiệu Tác giả Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng”
-Dẫn dắt nêu nhận định
-Đánh giá khái quát về nhận định
TB:
* Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận
*Luận điểm 2: Giải thích nhận định: “ quan niệm nhân sinh hiện đại” là gì?(là những triết lý quan niệm về cuộc sống con người), gắn vào trong bài thì quan niệm nhân sinh ấy được biểu hiện như thế nào?
*Luận điểm 3: Phân tích, chứng minh nhận định
Chứng minh qua các đoạn thơ dựa vào kiến thức đã học
“ Tôi muốn tắt nắng đi...Cho hương đừng bay đi”
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật...Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
“Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm...Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
=> Ý nghĩa nhân sinh toát lên từ lời giục giã “Ôm”, “riết”, “say”, “thâu”. Xuân Diệu cuống quýt, vồ vập nhưng không xuề xoà hay tuỳ tiện, ông thúc giục mọi người sống hết mình, tận hưởng những thời khắc đẹp đẽ nhất của cuộc sống, đừng sống hoài sống phí. Triết lí nhân sinh hiện đại được thể hiện ngay trong những lời giục giã ấy
KB: khẳng định lại vấn đề, liên hệ mở rộng
Đề 2. Tương tự đề 1 + kết hợp giải thích nhan đề
Đề 3.
MB:
Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và tác phẩm “ Vội vàng”
Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận
Đánh giá khái quát vấn đề nghị luận
TB:
*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
*Luận điểm 2:Giải thích nhận định: “ Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ là tình cảm”
“Tiêu chuẩn”: chuẩn mực, thước đo đánh giá đối tượng
“ Vĩnh cửu”: vĩnh cửu,không thay đổi, được công nhận từ lâu
=> tình cảm là thước đo giá trị cho tác phẩm thơ ca ở mọi thời đại
*Luận điểm 3: Phân tích, chứng minh trong tác phẩm “Vội vàng”
KB: khẳng định lại vấn đề+ liên hệ mở rộng
Đề 4: tương tự
Dạng 3: Phân tích đoạn thơ, bài thơ
Đề 1:
MB: Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và tác phẩm “ Vội vàng”
Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận
Đánh giá khái quát vấn đề nghị luận
TB:
*Luận điểm 1: giới thiệu tác giả, tác phẩm
*Luận điểm 2:Phân tích đoạn thơ:
“ Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!"
-Phân tích đoạn thơ theo kiến thức đã học, tập trung vào các điểm:
+Điệp từ “ta muốn” tạo thành một cấu trúc đều đặn, hối hả, thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ của mình
+Động từ chỉ tâm thế: “ôm”, “say”, “cắn”, “riết” diễn tả sự vồ vập, khao khát đến tham lam của tác giả
+Tính từ: “no nê”, “chếch choáng”, “đã đầy” thể hiện một sự sẵn sàng hoà mình vào thiên nhiên, tận hưởng cuộc sống
+Điệp từ “và” tạo nên sự rộng lớn, bao quát như chính vòng tay tham lam muốn ôm trọn tất cả của nhà thơ
*Luận điểm 3: Quan niệm sống: khổ thơ cuối thể hiện xuất sắc quan niệm ham sống, yêu đời, tận hưởng cũng như tận hiến hết mình cho cuộc đời của nhà thơ
KB: khẳng định lại vấn đề+ liên hệ mở rộng
Đề 2: tương tự
Đề 3: tương tự đề 1
Đề 4:
MB:
Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và tác phẩm “ Vội vàng”
Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận
Đánh giá khái quát vấn đề nghị luận
TB:
*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và tác phẩm “Vội vàng”
*Luận điểm 2: Phân tích, chứng minh qua đoạn thơ:
“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Các em phân tích theo những kiến thức đã học và chú ý vào một số điểm trọng tâm sau đây:
-Nếu trong thi ca xưa, thời gian là một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại thì với Xuân Diệu, tuổi xuân là thời gian tươi đẹp nhất cuộc đời một đi không trở lại. Đối với Xuân Diệu, cuộc đời không chỉ là những hi sinh, dâng hiến mà còn là cả sự tận hưởng, chính vì vậy mà nhà thơ cảm thấy tiếc nuối, mất mát khi thời gian cứ tuần hoàn trôi mà con người không thể làm gì để níu lại.
-Nỗi lo sợ của nhà thơ trước sự phai tàn sắp sửa của tạo vật: “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi...Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”
- Đau sót khi phát hiện ra những vẻ đẹp của tạo hoá không thể là vĩnh cửu: “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa”
=> Xuân Diệu luôn mang một quan niệm sống gấp, sống vội nhưng sống tích cực để tận hiến cũng như tận hưởng mọi đẹp đẽ trên thế gian
KB: khẳng định lại vấn đề + liên hệ mở rộng.
Tài liệu ôn thi ngữ văn THPT Quốc Gia - Học văn chị Hiên
Tin liên quan