Đăng Ký Học
Ngày 08/12/2021 17:15:12, lượt xem: 6427
Liệu em có biết? Làm sao thế nào để ăn trọn điểm Đọc - Hiểu? Bên cạnh NLXH và NLVH, để đạt được điểm Giỏi hay HSG, các bạn cũng cần làm tốt cả phần Đọc - Hiểu nữa đấy! Tưởng khó mà dễ, lưu lại ngay những mẹo này để làm bài thôi nào!
1. Các dạng đọc hiểu văn bản thường gặp
a. Dạng câu hỏi xác định phong cách ngôn ngữ/ phương thức biểu đạt/thao tác lập luận,...
Nếu đề bài hỏi:
+ Xác định PCNN/ PTBĐ/ TTLL,... chính được sử dụng trong văn bản: chỉ cần nêu 1
+ Xác định các PCNN/ PTBĐ/ TTLL,... được sử dụng trong văn bản: liệt kê từ 2 trở lên
+ Giải thích vì sao có thể xác định như vậy: căn cứ vào khái niệm, đặc điểm để xác định phong cách, phương thức biểu đạt hay thao tác lập luận của văn bản
b. Dạng câu hỏi yêu cầu xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản
- Đề tài: đối tượng được đề cập đến trong văn bản
Dạng câu hỏi: Văn bản đề cập đến điều gì?
Hãy xác định đề tài của văn bản.
- Chủ đề: Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản
+ Dạng câu hỏi: Xác định nội dung chính của văn bản/ Văn bản đề cập đến điều gì?/ Hãy xác định chủ đề của văn bản, Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản (đối với thơ),...
+ Cách làm:
* Đối với văn bản phi nghệ thuật (khoa học, báo chí,...): xác định từ then chốt, câu chủ đề, liên kết thông tin, khái quát thông tin, xác định nội dung chính.
* Đối với văn bản nghệ thuật: chú ý đến ý nghĩa những hình ảnh, từ ngữ đắt, câu hay, biện pháp tu từ (thơ), nhân vật, chi tiết đặc sắc, giọng điệu của văn bản,.. => xác định chủ đề
- Tư tưởng: Điều mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản (thường là văn bản nghệ thuật)
+ Dạng câu hỏi: Qua văn bản, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?/ Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc/ bài học mà anh/ chị rút ra?...
+ Cách làm: Chú ý đến ý nghĩa hàm ẩn của vb, cảm nhận chiều sâu văn bản để xác định
- Đặt nhan đề cho văn bản
Cách làm: + thể hiện được nội dung chính
+ hình thức ngắn gọn, hấp dẫn.
ĐỌC THÊM ÔN LUYỆN ĐỌC HIỂU NHƯ NÀO CHO HIỆU QUẢ?
c. Dạng câu hỏi xác định biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích
+ Nếu là một đoạn trích trong tác phẩm văn học => phân tích nó giống như phân tích tác phẩm (bắt buộc phải nắm vững kiến thức nền)
+ Nếu là đoạn trích từ các bài viết trên báo hoặc các hình thức khác thì có một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu sau: liệt kê; lặp cấu trúc, từ ngữ; chứng minh (đưa các dẫn chứng cụ thể); đối lập (nội dung câu trước với câu sau); tăng tiến (mức độ tăng dần từ câu trước đến câu sau).
+ Các câu hỏi xác định phép tu từ phải có 2 bước, gồm gọi tên (phép gì) và chỉ ra (ở đâu trong văn bản). Nếu thiếu bước sau sẽ mất nửa số điểm.
d. Dạng câu hỏi “theo anh/ chị, tại sao tác giả cho rằng…..”: Câu trả lời sẽ dựa trên ba căn cứ cơ bản sau:
+ Thứ nhất: Căn cứ vào nghĩa của câu mà tác giả cho rằng…
+ Thứ hai: Căn cứ vào ngữ liệu trên văn bản
+ Thứ ba: Căn cứ vào sự hiểu biết của chúng ta
e. Dạng câu hỏi nêu ra thông điệp
Có hai cách, một là chọn ngay một câu có ý nghĩa nhất làm thông điệp, hai là tự rút ra ý nghĩa của văn bản rồi chọn đó làm thông điệp. Sau đó đều phải lí giải vì sao anh/ chị chọn thông điệp đó.
2. Những lưu ý khi làm bài đọc hiểu
Phân bố thời gian: Thời gian hợp lí giao động từ 20 - 25 phút
Trả lời câu hỏi từ dễ tới khó
Không trả lời dài dòng: Phải trả lời đúng vào trọng tâm câu hỏi, đúng vào các “từ khóa” của đáp án chấm.
Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA VĂN VIP 2K7 – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS.
Youtube Học Văn Chị Hiên.
Instagram Học Văn Chị Hiên.
Tiktok Học Văn Chị Hiên
Tin liên quan