CÔNG THỨC VIẾT THÂN BÀI DẠNG ĐỀ SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM THƠ - LỚP 12 CHI TIẾT NHẤT

Ngày 01/11/2024 18:04:05, lượt xem: 145

Các bạn đã được học và tham khảo nhiều tài liệu về công thức viết mở bài ấn tượng, viết kết bài trọn vẹn rồi phải không? Nhưng có một phần quan trọng bậc nhất mà chúng ta cần lưu tâm, đặc biệt là đối với dạng đề so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ - lớp 12. Hãy cùng tham khảo phần công thức viết thân bài đảm bảo đủ ý và đạt điểm cao do Học Văn Chị Hiên biên soạn dưới đây.

 

Luận điểm Phân tích theo hướng song song
Luận điểm 1: Thông tin chung về hai tác phẩm Hoàn cảnh ra đời:
  - Đề tài:
  - Chủ đề:
  - Thể thơ:
  - Mạch cảm xúc:
Luận điểm 2: Điểm tương đồng giữa hai tác phẩm thơ Làm rõ điểm tương đồng giữa hai tác phẩm thơ: gọi tên những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm, lấy dẫn chứng chứng minh, bình luận từ trong tác phẩm.
  - Cách 1: Cả hai tác phẩm/ bài thơ đều + điểm tương đồng
  - Cách 2: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa” (Xuân Diệu), bất cứ bài thơ nào cũng đều phản ánh hiện thực, và cả hai bài thơ đều + điểm tương đồng.

Lí giải nguyên nhân của những điểm tương đồng đó:
  - hai tác phẩm cùng đề cập một loại hiện tượng đời sống
  - hai tác giả có cùng quan điểm thẩm mĩ và cách tiếp cận hiện thực
  - có hiện tượng tác giả này chịu ảnh hưởng từ tác giả kia về đề tài, cảm hứng, bút pháp, phong cách sáng tác
Luận điểm 3: Điểm khác biệt giữa hai tác phẩm truyện Làm rõ điểm khác biệt giữa hai tác phẩm thơ: gọi tên những điểm khác biệt, lấy dẫn chứng chứng minh từ mỗi tác phẩm
  - Cách 1: Thế nhưng, ngay trong sự tương đồng ấy, ta vẫn thấy được cái riêng của từng tác phẩm. Vì mỗi bài thơ đến từ một tâm hồn, mỗi tâm hồn lại có một quan điểm thẩm mỹ khác nhau. Với tác phẩm A thì + điểm khác biệt, còn ở tác phẩm B thì + điểm khác biệt.
  - Cách 2: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng), mỗi con người, mỗi thời đại lại có cách cảm, cách nghĩ riêng. Vì lẽ ấy, mỗi bài thơ cũng mang những cái rất riêng, nếu tác phẩm A + điểm khác biệt, thì tác phẩm B + điểm khác biệt.

Lí giải nguyên nhân của những điểm khác biệt đó:
  - mỗi nhà văn có quan điểm thẩm mĩ, cách tiếp cận hiện thực và cá tính sáng tạo riêng
  - mỗi nhà thơ chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, văn học khác nhau
  - đối tượng được miêu tả, cảm xúc được thể hiện ở mỗi tác phẩm có điểm đặc thù riêng
Luận điểm 4: Đánh giá, nhận xét, mở rộng Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm thơ:
  - Cách 1: Có thể thấy, giữa hai bài thơ có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Những sự tương đồng và khác biệt này đều tạo nên ý nghĩa của trang thơ.
  - Cách 2: “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm” (Leonardo da Vinci), khi cảm nhận những bức họa khác nhau, ta sẽ thấy được ở đó những điểm gặp gỡ và những nét khác biệt, tất cả những điều ấy mới là thứ góp nên trang.

Khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm:
  - Cách 1: Mỗi nhà thơ có một phong cách, nên mỗi tác phẩm sẽ có những giá trị độc đáo riêng.
  - Cách 2: Một tác phẩm nghệ thuật không có tiếng nói riêng, không mang lại những điều mới mẻ mà chỉ giẫm theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật ấy sẽ chết, nên giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm sẽ làm nên sức sống mãnh liệt cho tác phẩm ấy.

Liên hệ mở rộng:
  - liên hệ với các tác phẩm cùng đề tài
  - liên hệ các tác phẩm cùng giai đoạn sáng tác
  - liên hệ giữa những nhà văn có sự học hỏi, chịu ảnh hưởng lẫn nhau

 

ĐỌC THÊM: BÀI NGHỊ LUẬN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ 2 TÁC PHẨM KỊCH | SO SÁNH HAI VĂN BẢN KỊCH “TIỀN BẠC VÀ TÌNH ÁI” VÀ “MÀN DIỄU HÀNH – TRÌNH DIỆN QUAN THANH TRA”

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Khóa học VĂN VIP LỚP 12 - 2K7
- Khóa học KỸ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CHUYÊN SÂU

Tin liên quan