Biện pháp tu từ trong tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải

Ngày 16/02/2023 09:38:06, lượt xem: 14512

Khi học và ôn tập một tác phẩm, chúng mình đừng quên chú ý và ghi nhớ phần nhận diện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nha. Phần này không chỉ giúp phần phân tích của em sâu sắc, chi tiết hơn mà từ đó, em còn trau dồi được thêm cho bản thân cách sử dụng những biện pháp tu từ này vào bài viết của mình.

-------------

 

I. KHỔ THƠ THỨ NHẤT

 

- Đảo ngữ ” Mọc “: Từ “mọc” được đưa lên đầu đã tô đậm sức sống mạnh mẽ của bông hoa tím trên dòng sông, gợi sức sống mãnh liệt, tràn trề của mùa xuân.

- Nhân hoá “Ơi”: Tiếng gọi “Ơi” đã nhận hóa hình tượng chim chiền chiện để nhà thơ có thể cất tiếng gọi trìu mến, yêu thương, gắn bó sâu nặng.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”: “giọt long lanh rơi” có thể hiểu là giọt sương, giọt mưa xuân, nhưng đặt trong mối quan hệ với câu trước, ta có thể hiểu đây là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện.

 

II. KHỔ THƠ THỨ HAI 

- Điệp ngữ “mùa xuân”
- Ẩn dụ: “Lộc”: Từ “lộc” vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ:
+ “Lộc” là chồi non, lá biếc:
“Lộc giắt đầy trên lưng”: gợi những cành lá ngụy trang
của người chiến sĩ.
“Lộc trải dài nương mạ”: gợi cánh đồng màu mỡ, xanh tươi của người nông dân.
+ “Lộc”: mùa xuân, sức sống, thành quả hạnh phúc.

- Điệp ngữ, biện pháp so sánh trong câu thơ “Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao”: Điệp từ tạo nhịp điệu tươi vui, rộn rã, nhấn mạnh khí thế và tinh thần phấn chấn của con
người, của đất nước trong mùa xuân.

 

ĐỌC THÊM: BIỆN PHÁP TU TỪ CẦN NHỚ TRONG VĂN BẢN "VIẾNG LĂNG BÁC"

 

III. KHỔ THƠ THỨ TƯ

- Phép điệp cấu trúc: “Ta làm”, “Ta nhập”: thể hiện khát vọng mãnh liệt, cháy bỏng, mong muốn được cống hiến. 

 

IV. KHỔ THƠ THỨ NĂM

- Hình ảnh ẩn dụ: “mùa xuân nho nhỏ”: Là hình ảnh ẩn dụ, gắn liền với quan niệm sống và cống hiến cho cộng đồng. Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn đóng góp những gì nhỏ bé nhưng tốt đẹp nhất vào mùa xuân của đất nước.

- Đảo ngữ “lặng lẽ”: Đảo ngữ “lặng lẽ” nhấn mạnh thái độ cống hiến tự nguyện, âm thầm.

- Phép điệp “dù là”: Phép điệp “dù là” kết hợp với biện pháp hoán dụ “tuổi hai mươi” (chỉ tuổi trẻ) - “khi tóc bạc” (chỉ tuổi già) khẳng định ước nguyện cống hiến suốt cuộc đời, trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện.

- Hoán dụ “tuổi hai mươi” - “khi tóc bạc”

 

V. KHỔ THƠ THỨ SÁU

- Điệp ngữ “nước non ngàn dặm”: Tạo một âm hưởng nhẹ nhàng như câu hò xứ Huế. “Ngàn dặm” ở đây là một con số tượng trưng cho sự rộng lớn, bao la. Hình ảnh “nước non ngàn dặm” ấy đã trở thành một mênh mông, vô bờ của tình nghĩa Việt Nam.

 

ĐĂNG KÝ NGAY:
- 2K8 - KHOÁ HỌC KỸ NĂNG + LUYỆN ĐỀ: TẠI ĐÂY

- 2K8 - KHOÁ HỌC CẤP TỐC: TẠI ĐÂY 

- 2k8 - BỘ VIDEO KHOÁ HỌC BỒI DƯỠNG: TẠI ĐÂY

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên

Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên

 

Tin liên quan