Đăng Ký Học
Ngày 28/02/2023 16:40:43, lượt xem: 2701
Khi học và ôn tập một tác phẩm, chúng mình đừng quên chú ý và ghi nhớ phần nhận diện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nha. Phần này không chỉ giúp phần phân tích của em sâu sắc, chi tiết hơn mà từ đó, em còn...
I. KHỔ THƠ THỨ NHẤT
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
- Điệp từ “cho”
- Biện pháp nhân hóa “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng”
Điệp từ “cho”, biện pháp nhân hóa đã nhấn mạnh sự phóng khoáng của đất trời, thiên nhiên quê hương đối với sự sống của con người.
ĐỌC THÊM: BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG BÀI THƠ "SANG THU" - HỮU THỈNH
II. KHỔ THƠ THỨ 2
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao
quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
- Điệp ngữ “không chê”: Điệp ngữ nhấn mạnh một thái độ, một cách sống. => không chỉ là chấp nhận mà còn là sẵn sàng đón nhận và gắn bó.
- So sánh “sống như sông như suối”: So sánh “sống như sông như suối” gợi cuộc
sống mộc mạc, hồn nhiên, phóng khoáng
- Ẩn dụ “tự đục đá kê cao quê hương”: Quê hương vốn là khái niệm trừu tượng, chỉ nơi chốn sinh thành của một người nào đó. Nói “đục đá kê cao quê hương” để khái quát tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn cội nguồn. Người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sức lao động đã xây dựng và làm đẹp giàu cho quê hương, xây dựng để nâng tầm cho quê hương. Còn quê hương là điểm tựa tinh thần với phong tục, tập quán nâng đỡ những con người có chí khí và niềm tin.
ĐĂNG KÝ NGAY:
- 2K8 - KHOÁ HỌC KỸ NĂNG + LUYỆN ĐỀ: TẠI ĐÂY
- 2K8 - KHOÁ HỌC CẤP TỐC: TẠI ĐÂY
- 2K8 - BỘ VIDEO KHOÁ HỌC BỒI DƯỠNG: TẠI ĐÂY
- 2K8 - KHOÁ HỌC LUYỆN ĐỀ: TẠI ĐÂY
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên
Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên
Tin liên quan