Đăng Ký Học
Ngày 13/06/2021 17:03:42, lượt xem: 8060
Gửi tặng các bạn nhỏ bộ mở bài độc đáo, đặc sắc về 5 tác phẩm thơ của chương trình 12. Mong rằng món nhỏ của team Học Văn Chị Hiên sẽ giúp các bạn mở rộng được kho kiến thức của mình để ôn thi thật tốt nhé!!
Chúc các em thành công!
I. MỞ BÀI TÁC PHẨM "TÂY TIẾN" (QUANG DŨNG)
1. Mẫu 1:
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. Thật vậy! Cái nhụy sống ấy đã nảy nở trong trái tim của Quang Dũng - một con người rất mực đa tài. Quang Dũng, lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã mang đến cho đời cái “nhụy” có vị ngọt của cảm hứng “lãng mạn, anh hùng” trong những năm kháng chiến đau thương. Để rồi, kết trái thành “Tây Tiến”, một bản hùng ca tuyệt vời về hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ dù phải đối mặt với những muôn vàn khó khăn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào chiến thắng ngày mai + Vấn đề nghị luận.
2. Mẫu 2:
“Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?...”
Ôi! Trái tim bạn đọc đã từng bao lần phải sửng sốt trước đôi mắt “dìu dịu buồn Tây Phương” mà Quang Dũng miêu tả về người em trong thi phẩm quen thuộc này. Một đôi mắt vừa tình tứ, vừa linh động thật hợp với hồn thơ của thi sĩ xứ Đoài mây trắng: hồn hậu, phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa. Bên cạnh mảng thơ viết về quê hương “để thương, để nhớ” của mình, người nghệ sĩ đa tài ấy còn đặc biệt gây ấn tượng với bạn đọc về mảng thơ ca kháng chiến – cụ thể viết về hình ảnh người lính. “Tây Tiến” chính là một trong số những bài thơ như thế - tác phẩm nổi bật trong mảng thơ ca thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp + Vấn đề nghị luận.
B. MỞ BÀI TÁC PHẨM "SÓNG" (XUÂN QUỲNH)
1. Mẫu 1:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”
Suốt cả chặng đường sáng tác của mình, có rất nhiều nghệ sĩ theo đuổi giấc mơ, tìm hiểu và cắt nghĩa được tình yêu. Thế nhưng câu trả lời vẫn là một con số khó đoán định. Nhìn lại chặng đường sáng tác, có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh nền thơ của ta một lần nữa xuất hiện một nữ thi sĩ viết về tình yêu thật đến như vậy. Đúng như Lưu Khánh Thơ từng nhận xét “Thơ Xuân Quỳnh có nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, khi đắm say hạnh phúc, lúc day dứt suy tư. Nhưng xuyên suốt các tập thơ của chị là một tình yêu sâu nặng không nhạt phai. Trong cái hữu hạn ngắn ngủi của cuộc đời, tình yêu trở thành vĩnh cửu. Với bản chất trong sáng và tinh diệu của nó, tình yêu không thể bị thời gian tàn phá, bị không gian chia rẽ và ngăn cách. Tình yêu bất tận và bền vững, vượt ra ngoài cái giới hạn thường tình của lẽ tử sinh”. “Sóng” là một bài thơ như thế! + Vấn đề nghị luận.
2. Mẫu 2:
Nếu ai đó hỏi tôi tình yêu là gì? Tôi sẽ ngập ngừng chẳng biết, bởi lẽ đã có ai cắt nghĩa được chữ “yêu” cho trọn vẹn, đủ đầy:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều”
Nếu như ta bắt gặp ở hồn thơ Xuân Diệu là những khúc ca tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt thì giữa những chông chênh của cuộc đời, trái tim ta lại vô tình bắt gặp những tiếng thơ yêu giản dị, gần gũi nhưng sâu sắc, ấm áp vô cùng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. “Sóng” khoác lên cho mình câu chuyện tình yêu muôn thuở về nỗi nhớ, sự thủy chung, những trăn trở và khát vọng vĩnh viễn hóa tình yêu + Vấn đề nghị luận.
Để làm chủ bài văn, các em có thể đăng ký khóa học 10 NGÀY "CHẠY" VĂN.
ĐĂNG KÍ KHOÁ HỌC TẠI ĐÂY!
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Tin liên quan