Đăng Ký Học
Ngày 22/11/2022 08:27:57, lượt xem: 13370
Chắc chắn có bạn đang cần lắm những mẫu mở bài khi phân tích các tác phẩm văn xuôi. Bài viết này là dành cho em đó!
Mẫu mở bài số 1:
Nam Cao đã từng bộc bạch: “Một tác phẩm thật giá trị phải là một tác phẩm vượt lên trên bờ cõi và giới hạn; phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, lại vừa đau đớn phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, sự bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”. Phải chăng vì thế mà (tác phẩm) của (tác giả) cứ ám ảnh hồn ta mãi. + Liên kết vấn đề nghị luận.
Mẫu mở bài số 2:
Bêlinxki từng viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc không trả lời câu hỏi đó”. Nhận định trên khiến chúng ta nhớ về (tác phẩm) của (tác giả) - một tác phẩm vượt lên trên bờ cõi và giới hạn để rồi nở rực trong vườn văn học Việt Nam hiện đại. + Liên kết và nêu vấn đề nghị luận.
Mẫu mở bài số 3:
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư từng tâm sự: “Gì lửng lơ cũng được, chỉ tình yêu là không”. Lời viết ấy khiến cho bao trái tim rung lên những nhịp bồi hồi, tự nhìn lại tình yêu của chính mình đang giữ. Thế nhưng khi đọc dòng viết này, trong tôi lại trào lên biết bao nghĩ suy về thế giới văn chương, nghệ thuật. Bởi vì nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo thế nên những người nghệ sĩ sáng tác vốn dĩ không thể “lửng lơ” trong điều mình nghĩ, mình viết. Sứ mệnh của nhà văn chẳng phải là đi đến tận cùng để tìm ra “giọng nói của riêng mình” hay sao? Đọc tác phẩm (tên tác phẩm), ta càng thấm thía hơn giá trị nhân văn mà (tên tác giả) đã truyền tải qua những trang văn không chút “lửng lơ” của mình + Liên kết vấn đề nghị luận.
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Tin liên quan