TUYỂN TẬP 5 DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP VÀ HƯỚNG DẪN LÀM CHO CÁC LỚP CHƯƠNG TRÌNH MỚI (LỚP 8, 10, 11)

Ngày 06/03/2024 16:26:39, lượt xem: 25334

Đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018 (chương trình mới), nghị luận xã hội đã không còn đơn giản như chương trình cũ, mà có nhiều dạng đề hơn và có những yêu cầu riêng cho từng dạng. Ở bài viết này, chị liệt kê ra 5 dạng đề nghị luận xã hội thường gặp và hướng dẫn các bạn cách làm cụ thể để các bạn tham khảo.

 

I. Dạng đề nghị luận xã hội thường gặp thứ nhất: Nghị luận xã hội về một vấn đề của đời sống (lớp 8 chương trình mới)

Đề 1: Em hãy viết một bài văn bàn về việc bản thân cần làm gì để đi đến thành công.

1. Mở bài

 Giới thiệu vấn đề cần bàn luận   Vấn đề bàn luận: bản thân cần làm gì để đi đến thành công. 
* Có thể dẫn dắt trực tiếp/ gián tiếp.

2. Thân bài

Bố cục Câu hỏi định hướng Gợi ý diễn đạt
Giải thích Thành công được hiểu như thế nào? Người đạt được thành công thường có tâm trạng ra sao? - Thành công là kết quả, thành quả mà ta gặt hái được sau những nỗ lực, cống hiến hết mình cho một công việc, một mục đích nào đó.
- Thành công mang lại cảm giác tự hào về những thành tựu mà mình đã đạt được.
Biểu hiện Để đạt được thành công, ta cần phải làm gì? - Đặt ra được kế hoạch, mục tiêu, phương án hành động đúng đắn.
- Không ngừng nỗ lực, cố gắng với mọi mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
- Không ngại khó khăn, gian khổ.
- Dám chịu trách nhiệm với những công việc mình đảm nhận.
Chứng minh - Đó là ai? Điều đáng chú ý ở nhân vật là gì?
- Điều gì được thể hiện sau những việc làm của nhân vật?
- 1977 Vlog là tên Youtube của nhóm bạn trẻ chuyên sản xuất các video lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học.
- Với sự sáng tạo của mình, 1977 Vlog thường mang đến những câu nói nổi bật, những trào lưu mới trong giới trẻ để chuyển tải nhiều thông điệp nhân văn, ý nghĩa và lập tức trở thành cái tên đình đám, làm mưa làm gió trên mạng xã hội.
Bài học Hiểu được gì? Cần làm gì? - Không ngừng nỗ lực trau dồi kiến thức, vạch rõ mục tiêu.
- Không nên lười biếng, chủ quan, không phụ thuộc quá nhiều vào thành công trong quá khứ mà không nỗ lực thêm nữa.
Liên hệ bản thân Bản thân đã, đang và sẽ làm được gì trong tương lai? - Mở cửa ra và đón nhìn thế giới xung quanh, là học sinh tôi hiểu rằng để đạt được thành công, bản thân tôi phải không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, nuôi dưỡng đam mê và kiên định với lựa chọn của mình.

3. Kết bài

 Kết luận lại vấn đề   Tổng kết ý nghĩa, vai trò của sự thành công. 

Đây là dạng nghị luận xã hội thường gặp đối với học sinh lớp 8 chương trình mới. Bằng bố cục và những câu hỏi định hướng nêu trên, em có thể linh hoạt áp dụng vào giải quyết nhiều đề bài khác nhau cùng dạng.

 

II. Dạng đề nghị luận xã hội thường gặp thứ 2: Nghị luận về một vấn đề xã hội (lớp 10)

Đề 2: Anh/ chị hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về việc cần chấp nhận thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

1. Mở bài

 Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề   Bản thân cần chấp nhận thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống. 
* Có thể dẫn dắt trực tiếp/ gián tiếp.

2. Thân bài

Bố cục Câu hỏi định hướng Gợi ý diễn đạt
Giải thích - Thất bại được hiểu như thế nào?
- Thành công được hiểu như thế nào?
- Thất bại là thời điểm mà ta chưa thể thực hiện được những mục tiêu mà mình đề ra, là những vấp ngã, khiến ta cảm thấy dễ dàng chán nản và mệt mỏi.
- Thành công là thời điểm mà ta đạt được những mục tiêu, lí tưởng sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu, khiến ta cảm thấy vui sướng và hạnh phúc.
Biểu hiện Chấp nhận thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống? - Thất bại chỉ là khoảnh khắc, là câu chuyện của một thời điểm. Để thành công trong cuộc sống ta cần:
+ Nhìn nhận, đánh giá lại bản thân.
+ Tìm kiếm một hướng đi mới.
+ Cần nỗ lực vươn lên thất bại, vượt lên chính mình, kiên trì để khẳng định bản thân…
Chứng minh bằng dẫn chứng - Đó là ai? Điều đáng chú ý ở nhân vật là gì?
- Điều gì được thể hiện sau những việc làm của nhân vật?
- Chi Pu ở những năm đầu sự nghiệp khi cô rẽ hướng sang làm ca sĩ, dường như chưa nhận được sự ủng hộ từ khán giả. Tuy nhiên cô đã vượt lên tất cả, lộn ngược dòng khi là nghệ sĩ Việt Nam được mời tham gia show Đạp gió - chương trình giải trí ăn khách nhất tại Trung Quốc và được ra mắt với tư cách là thành viên nhóm nhạc ngay sau khi chương trình kết thúc.
Bài học Hiểu được gì? Cần làm gì? - Vấn đề nêu ra đã thể hiện lối sống tích cực, hướng về phía trước.
- Ra sức học tập, trau dồi kiến thức, không ngừng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.
Liên hệ bản thân Bản thân đã học được gì và sẽ làm gì trong tương lai? - Nên thừa nhận và đối diện với thất bại. Nhờ thất bại mà con người tích lũy được kinh nghiệm, mài sắc được ý chí và nghị lực.
- Tôi nhận ra rằng, đôi lúc trong hành trình học tập của mình sẽ có lần thi điểm không như ý, nhưng nhờ những điểm số ấy mà tôi rút ra được bài học cho bản thân về sự cẩn thận, tỉ mỉ và trách nhiệm trong mỗi lần làm bài.

3. Kết bài

 Khẳng định lại vấn đề   Bản thân cần chấp nhận thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống. 

 

ĐỌC THÊM: NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯỢC GỢI RA TỪ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC

 

Đề 3: Viết một bài văn nêu ý kiến của anh/ chị về sức mạnh của lòng tốt trong cuộc sống.

1. Mở bài

 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận  Sức mạnh của lòng tốt trong cuộc sống.
* Có thể dẫn dắt trực tiếp/ gián tiếp

2. Thân bài

Bố cục Câu hỏi định hướng Gợi ý trả lời
Giải thích Mọi người quan niệm về “lòng tốt” như thế nào? - “Lòng tốt” được hiểu là tấm lòng nhân hậu, bao dung, luôn yêu thương, giúp đỡ mọi người. Lòng tốt được thể hiện qua lời nói, qua hành động, những lời động viên, chia sẻ đối với những người xung quanh.
Biểu hiện Lòng tốt được thể hiện như thế nào trong cuộc sống? - Luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không ngại gian khổ.
- Thể hiện lòng biết ơn.
- Sẵn sàng sẻ chia, lắng nghe niềm vui, nỗi buồn của người khác.
- Tham gia chiến dịch tình nguyện.
- Phát triển quê hương, đất nước ngày một tươi đẹp hơn.
Chứng minh bằng dẫn chứng - Đó là ai? Điều đáng chú ý ở nhân vật là gì?
- Điều gì được thể hiện sau những việc làm của nhân vật?
- Anh Hoàng Hoa Trung với dự án Nuôi em đã phát huy được sức mạnh cộng đồng mang đến những bữa cơm no cho 95.000 trẻ ở vùng cao.
- Rapper Đen Vâu được nhận giải thưởng “Tình nguyện quốc gia 2023” nhờ những đóng góp mà anh đã thực hiện trong sản phẩm âm nhạc mang tên “Nấu ăn cho em”.
- Cô giáo Quách Thị Bích Nụ - Người lái đò sông Đà đã làm hiệu trưởng 18 năm và giờ là người lái đò đưa các em học sinh tới lớp.
Bài học Hiểu được gì? Cần làm gì? - Sức mạnh của lòng tốt không chỉ sẽ khiến con người xích lại gần nhau mà còn tạo ra một môi trường tích cực, nơi mọi người được cảm thấy yêu thương, tôn trọng và đồng cảm.
- Không nên thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, mở lòng để lắng nghe tâm sự mọi người.
Liên hệ bản thân Bản thân cần làm gì để phát huy được lòng tốt của mình? - Bản thân cần biết lắng nghe, chia sẻ tâm sự từ những người xung quanh.
- Quý trọng, biết ơn người đã giúp đỡ mình.
- Phê phán những người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ nghĩ tới bản thân mình.

3. Kết bài

 Khẳng định lại vấn đề   Sức mạnh của lòng tốt trong cuộc sống. 

 

Đề 4: Anh/chị hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc.

1. Mở bài

 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận   Trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc. 
* Có thể dẫn dắt trực tiếp/ gián tiếp.

2. Thân bài

Bố cục Câu hỏi định hướng Gợi ý diễn đạt
Giải thích Trách nhiệm là gì?
Tuổi trẻ là gì?
- Trách nhiệm là phần việc được giao phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả.
- Tuổi trẻ là độ tuổi thanh, thiếu niên, là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Biểu hiện Trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc như thế nào? - Thời chiến:
+ Thế hệ trẻ là lực lượng tiên phong tham gia vào công cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.
+ Chống lại luận điệu xuyên tạc, những âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước.
- Thời bình:
+Tham gia nghĩa vụ quân sự góp phần xây dựng quân đội vững mạnh.
+ Không ngừng học tập để trau dồi tri thức, tu dưỡng đạo đức giúp cho đất nước ngày càng phát triển.
+ Bảo vệ nền văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc.
Chứng minh bằng dẫn chứng - Đó là ai? Điều đáng chú ý ở nhân vật là gì? - Những chiến sĩ ngày đêm bám biển để giữ cho Tổ quốc luôn được bình yên...
- Phim “Đào, Phở và Piano” tái hiện lại không khí 60 ngày đêm trong trận chiến bảo vệ Thủ đô từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947. Văn Dân - một trong những dân quân yêu nước, quyết ở lại để bảo vệ thủ đô, anh là người yêu cách mạng, không ngại nguy hiểm khi đối đầu với quân Pháp.
Bài học Hiểu được gì? Cần làm gì? - Tuổi trẻ hôm nay được sinh ra trong bối cảnh đất nước được hòa bình. Tuổi trẻ hôm nay được sinh sống, học tập và kế thừa những tinh hoa mà cha ông ta đã đổi lấy xương máu và trí tuệ. Vì vậy, những chủ nhân tương lai của đất nước cần biết quý trọng tuổi trẻ, sống cống hiến, trách nhiệm vì Tổ quốc thân yêu.
Liên hệ bản thân Trách nhiệm của bản thân được thể hiện như thế nào trong việc bảo vệ Tổ quốc? - Tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập.
- Cảnh giác với mọi âm mưu xuyên tạc từ các thế lực thù địch.
- Tích cực tự giác học tập, rèn luyện đạo đức.
- Phê phán những thái độ, hành vi ích kỉ cá nhân, đặt quyền lợi cá nhân hơn trách nhiệm với Tổ quốc.

3. Kết bài

 Khẳng định lại vấn đề   Trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc.

Ở dạng đề nghị luận xã hội thường gặp thứ 2 dành cho lớp 10 chương trình mới này, Học Văn Chị Hiên đã tổng hợp 4 mẫu đề bài phổ biến nhất để các bạn có thể tham khảo, đừng quên lưu hoặc ghi chép lại những phần mà em cho là cần thiết nha.

 

III. Dạng đề nghị luận xã hội thường gặp thứ 3: Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí (lớp 11)

Đề 5: Anh/ chị hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về hai câu thơ của Nguyễn Duy: “Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm/ Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”.

1. Mở bài

 Giới thiệu vấn đề   Tinh thần hòa nhập, cống hiến, đóng góp giá trị bản thân cho cuộc đời. 
* Có thể dẫn dắt trực tiếp/ gián tiếp.

2. Thân bài

Bố cục Câu hỏi định hướng Gợi ý diễn đạt
Giải thích Giải nghĩa hai câu thơ của nhà thơ Nguyễn Duy. - “Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm” tức anh chỉ là người xem tranh, người khán giả bên ngoài, kẻ thụ hưởng.
- “Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ” là hãy tham gia làm nên vẻ đẹp của bức tranh cuộc đời.
-> Hai câu thơ gửi gắm thông điệp về tinh thần hòa nhập, cống hiến, đóng góp giá trị bản thân cho đời.
Biểu hiện Biểu hiện của sự cống hiến. - Xả thân vì người khác.
- Góp phần xây dựng đất nước ngày một văn minh, tân tiến.
- Đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân.
- Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
- Thân thiện, hòa đồng với mọi người.
- Đóng góp giá trị của bản thân cho xã hội.
Chứng minh bằng dẫn chứng - Đó là ai? Điều đáng chú ý ở nhân vật là gì?
- Điều gì được thể hiện sau những việc làm của nhân vật?
- Đội ngũ truyền thông Di tích Nhà tù Hỏa Lò với sự sáng tạo vô tận, họ đã đưa Di tích Nhà tù Hỏa Lò đến gần hơn với các bạn trẻ, danh giá nhận giải thưởng 1 trong 5 Đại sứ truyền cảm hứng tại lễ trao giải WeChoice Awards 2023 vừa qua.
- Vị anh hùng dân tộc, những người đã anh dũng hi sinh cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Bài học Hiểu được gì? Cần làm gì? - Bức tranh cuộc sống nhiều màu sắc, phong phú, nếu mỗi người biết góp vào đó một nét vẽ, dù bé nhỏ, tích cực tham gia, cống hiến cho tập thể thì cuộc đời sẽ trở nên tươi đẹp hơn. Khi đó, chính chúng ta sẽ cảm nhận được giá trị của bản thân, tự hào và lạc quan hơn trong cuộc sống.
Liên hệ bản thân - Bản thân mình đã, đang và sẽ làm gì khi hiểu được vấn đề? - Nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức để góp phần công cuộc vào việc phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
- Phê phán những người chỉ biết đứng ngoài, bàng quan với cuộc sống, tách mình ra khỏi đời sống, xã hội.

​​3. Kết bài

 Khẳng định lại vấn đề   Tinh thần hòa nhập, cống hiến, đóng góp giá trị bản thân cho cuộc đời. 

Trên đây là những dạng đề nghị luận xã hội thường gặp trong chương trình mới. Hy vọng có thể giúp các bạn có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích để cải thiện và nâng cao điểm số môn Văn nha.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
- Khóa học nghị luận xã hội chuyên sâu

Tin liên quan