TOP 3 ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ HAY NHẤT

Ngày 19/01/2021 09:04:53, lượt xem: 3333

TOP 3 ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ HAY NHẤT

Nghị luận xã hội là dạng bài không thể thiếu trong bài thi THPT Quốc Gia. Vì vậy, Học văn chị Hiên sẽ chia sẻ đến các bạn những đoạn nghị luận xã hội 200 hay nhất nhé! 

1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: “Nghệ thuật sống không phải thể hiện ở việc bạn tìm cách chối bỏ khó khăn mà ở việc bạn học cách trưởng thành từ những khó khăn đó” (W. M.Stone)

 

NGHỊ LUẬN MẪU LỚP 12: "SỐNG TỨC LÀ THỰC HIỆN MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH KHÔNG THỂ TRÌ HOÃN"

Bài làm

Cuộc sống của mỗi người là một bức tranh muôn hình vạn trạng. Bạn chọn màu sắc nào cho những khó khăn trắc trở? Chắc hẳn là gam màu trầm lạnh, u tối. Nhưng khi được biết đến nhận định của W.S.Stone, tôi chọn màu sắc tươi sáng nhất để gọi tên những khó khăn trong cuộc đời mình: “Nghệ thuật sống không phải thể hiện ở việc bạn tìm cách chối bỏ khó khăn mà ở việc bạn học cách trưởng thành từ những khó khăn đó”. “Nghệ thuật sống” chính là cách thức làm cho cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn. Từ đó, có thể thấy ý kiến trên đã đề cao thái độ sống tự tin, bản lĩnh, dám đương đầu với thử thách, khó khăn. Bao giờ con người cũng có xu hướng chiều chuộng bản thân, thỏa hiệp với hoàn cảnh. Khi chối bỏ khó khăn, con người sẽ tạo nên thói quen, lối sống thiếu bản lĩnh, đánh mất cơ hội thể hiện bản thân, không tích lũy được vốn sống, sự trải nghiệm cần thiết. Chúng ta cần hiểu rằng khó khăn không đồng nghĩa với thất bại. Chính thử thách sẽ tạo nên cơ hội, khó khăn sẽ tạo động lực, sức bật phát huy khả năng vốn có và đánh thức tiềm lực của mỗi người. Chấp nhận đương đầu với thử thách sẽ tạo sự chủ động trước hoàn cảnh, khiến con người có bản lĩnh, thái độ bình tĩnh, lạc quan, có điều kiện rèn luyện được ý chí, trưởng thành hơn và thu được những kinh nghiệm quý báu để thành công. Thương hiệu gà rán KFC nổi tiếng toàn thế giới mà chúng ta biết đến hiện nay là kết quả của hơn một nghìn lần đứng dậy sau vấp ngã của Harland Sanders trước những lời từ chối của các nhà hàng. Ta cũng vô cùng ghi nhận và ngưỡng mộ những tài năng trẻ của thể thao nước nhà như Ánh Viên, Công Phượng, Đặng Văn Lâm... đã quyết tâm chiến thắng thử thách, khó khăn, đem vinh quang về cho dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên hiểu rõ đương đầu với thử thách không có nghĩa là tự tin thái quá, chủ quan và liều lĩnh trước khó khăn. Dù có thể động viên, kêu gọi sự hợp tác, giúp đỡ để vượt qua khó khăn; nhưng trong mọi hoàn cảnh và điều kiện, chúng ta cố gắng phát huy yếu tố bản thân, cần rèn luyện ý chí để vươn lên, trưởng thành trong cuộc sống. Còn bạn, bạn sẽ tô vẽ bức tranh cuộc đời mình ra sao, khi bảng màu và cây bút luôn nằm trong tay bạn?

2. Đề bài: Hãy nêu suy nghĩ của anh chị về quan điểm: "Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa"

 

VĂN MẪU NGHỊ LUẬN SUY NGHĨ VỀ NIỀM TIN VÀO BẢN THÂN || HỌC VĂN CHỊ HIÊN

Bài làm

Nhận định về việc cống hiến và hưởng thụ có ý kiến cho rằng: " Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa." " Cống hiến" là việc đóng góp sức lực của cá nhân, tập thể cho sự nghiệp chung. " Hết mình" là toàn bộ khả năng bao gồm cả sức lực và trí lực. " Hưởng thụ" là thu nhận thành quả, hưởng thành quả lao động mà mình tạo ra, một cách "tối đa" tức là mức hưởng thụ cao nhất. Câu nói nhằm khẳng định một phong cách sống tích cực, tận hiến để tận hưởng, tận hiến cũng là tận hưởng. Cống hiến hết mình là phương châm sống tích cực và tốt đẹp mà con người cần học tập và tu dưỡng. Cống hiến hết mình cũng chính là việc chúng ta đã và đang góp sức mình xây dựng một xã hội tốt đẹp và văn minh hơn. Biểu hiện của lối sống tích cực này là việc mỗi chúng ta luôn có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ của mình với gia đình cộng đồng và toàn xã hội. Con người khi tận hưởng tối đa thành quả mà mình tạo ra, sau quá trình cống hiến hết mình, họ sẽ cảm thấy thoải mái, không xấu hổ. Phương châm hưởng thụ tối đa còn cần phụ thuộc vào từng bối cảnh, việc hưởng thụ cần phù hợp, tránh xa xỉ, vung phí tiền của. Nếu chúng ta đặt nặng bất cứ vấn đề nào hơn thì đều không tốt, tạo ra kết quả xấu. "Cống hiến hết mình" là phương châm sống hiện đại, tích cực cần được học tập và tu dưỡng, có ý thức loại bỏ cách sống ích kỉ, tham lam, vô văn hóa cùng lối sống vô độ, trác tán.

3. Viết bài văn nghị luận 200 chữ bàn về câu nói của M.Faraday: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại”.

 

VĂN MẪU NGHỊ LUẬN CÓ BA CÁCH TỰ LÀM GIÀU MÌNH: MỈM CƯỜI, CHO ĐI VÀ THA THỨ HAY NHẤT

Bài làm

Khi bé tôi thường hỏi mẹ rằng: “Điều gì sẽ còn lại sau một trận sóng thần hở mẹ?” Mẹ chỉ ôm thật chặt tôi vào lòng mà nói rằng: “Đây chính là câu trả lời”. Lúc đó, tôi đã không hiểu những gì mẹ nói. Nhưng giờ thì tôi đã hiểu. Mẹ ơi, con đã biết. “Mọi thứ rồi sẽ đi qua chỉ còn tình người ở lại”. Tình người là tình cảm giữa người với người, biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Câu nói khẳng định không có gì là mãi mãi, chỉ có tình người là còn tồn tại cho đến khi ta nhắm mắt xuôi tay. Trong cuộc sống, ta thấy rất nhiều những người sẵn sàng dang rộng vòng tay để giúp đỡ mọi người, bởi vì họ dễ xúc động, hay vì họ đã từng trải qua trường hợp đó và không muốn người khác giống hoàn cảnh của mình. Tình người đã tồn tại trong mỗi người từ lúc được sinh ra. Sau tiền tài, vật chất không gì ấm áp hơn bằng một cái bắt tay, một nụ cười, một cái ôm, một lời động viên chân thành vì những gì hôm nay chưa chắc ngày mai ta còn đó. Tình người đã giúp cho mọi người gần nhau hơn. Nhưng bên cạnh đó, còn những người vô tâm, vô cảm. Họ chỉ biết lo cho bản thân, không quan tâm đến cuộc sống xung quanh. Thay vì giúp đỡ họ chỉ biết đứng nhìn, hay lấy trong túi ra một chiếc điện thoại để chụp lại và đăng lên mạng xã hội bày tỏ niềm thương xót. Và căn bệnh đó thật sự ghê gớm, nhất là ở giới trẻ, nói thương nhưng không có hành động cụ thể, thì tình người đang mất dần đi. Chẳng những thế có những người lợi dụng lòng tốt của người khác để thực hiện những hành vi không tốt. Do vậy, tình người đang bị xấu đi từng ngày.

Nếu có một ngày nào đó, cả thế giới lắng nghe tôi nói thì tôi sẽ nói rằng: “Đừng sống vì bản thân, mà hãy biết yêu thương dù khác màu da, khác dân tộc. Hãy quan tâm nhau vì chúng ta là đồng loại. Xin đừng lợi dụng tình thương vì mục đích riêng. Tôi muốn thấy một người bị nạn được đưa vào bệnh viện kịp thời, chứ không phải đứng ở ngoài sợ liên lụy bản thân và nhìn người ta chết dần.Đâu đó trên thế giới này, còn có những người đang âm thầm giúp đỡ mọi người mà không cần báo đáp. Chúng ta những thế hệ trẻ hãy noi gương theo họ. Con của anh chị đang nhìn anh chị mà lớn khôn, đừng để thế hệ sau là những thế hệ “vô cảm”. Tiền tài, vật chất chúng ta làm ra đến khi nằm xuống ta đem theo được gì? Hãy để lại cho thế hệ sau sự tranh chấp, giành giật? Khi chúng ta giúp người khác, chúng ta sẽ mang theo những ký ức đẹp đó đến suốt cuộc đời, và những người được ta giúp sẽ vô cùng biết ơn ta. Vì vậy, câu nói của M.Faraday rất đúng: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại”.

Với tài liệu này hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tư liệu và biết cách viết một đoạn nghị luận xã hội 200 chữ tốt nhất.

Để nắm rõ hơn về cách làm bài văn nghị luận xã hội cùng những dẫn chứng thời sự, tiêu biểu hãy nhanh sở hữu ngay “Sổ tay chinh phục nghị luận xã hội” nhé! Xem bản đọc thử  Tại đây

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH

Fanpage: Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Chúc các bạn nhỏ luôn học tốt!

Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn

 

 


 

Tin liên quan