Đăng Ký Học
Ngày 07/12/2022 10:09:08, lượt xem: 2322
Bài 3: NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Văn bản 3: Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt)
Câu 1. Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là gì?
Trả lời:
Chữ bầu lên nhà thơ là một câu danh ngôn của nhà thơ Pháp Ét-mông Gia-bét, được Lê Đạt rất tâm đắc và dùng làm tiêu đề cho bài viết. Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản đã được đề cập trong tiêu đề và thể hiện xuyên suốt văn bản. Nói một cách khái quát, đó là vấn đề lao động sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật và tính chất đặc biệt khác thường của “chữ” trong thơ.
Câu 2. Hãy tìm trong văn bản một câu thơ có thể nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả.
Trả lời:
Trong văn bản, có nhiều câu cô đọng như danh ngôn, thể hiện quan niệm về thơ độc đáo của tác giả, chẳng hạn: “Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ”.
Câu 3. Ở phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến:
- Thơ gắn liền với những cảm xúc bộc phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.
- Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.
Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.
Trả lời:
Nhìn chung những lí lẽ và bằng chứng của Lê Đạt nêu ra in đậm cá tính sáng tạo của ông. Những lí lẽ này có thể không quen với nhiều người, nhưng nó buộc chúng ta phải suy nghĩ lại, đào sâu hơn trong quan niệm, nhận thức về thơ, ngôn ngữ thơ, bản chất hoạt động sáng tạo thơ, …
Câu 4. Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.
Trả lời:
Dù tác giả không trực tiếp định nghĩa, tuy nhiên, ta vẫn có thể hiểu khái niệm chữ ở đây trước hết là ngôn ngữ, là yếu tố hình thức của thơ. Chứ theo cách hiểu thông thường, phổ biến, là phương tiện, công cụ để chuyển tải nội dung, ý nghĩa của văn bản thơ; đồng thời, còn có thể được hiểu theo nghĩa là phương diện hình thức của bài thơ (từ ngôn ngữ, hình ảnh, cách tổ chức văn bản, lối viết, …). Như vậy, chữ có thể hiểu theo nghĩa rộng là ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 5. Bạn có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu tán đồng với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ để minh họa.
Trả lời:
Luận điểm nêu trên của Lê Đạt đặt ra những vấn đề đáng suy nghĩ. Đó là:
- Nhà thơ làm thơ là phải làm mới chữ, nghĩa là phải sáng tạo ra những từ ngữ, cấu trúc, lối viết mới.
- Nội dung, ý nghĩa, sức gợi của chữ không phải là cái mặc định trong từ điển hoặc có sẵn, được áp đặt từ bên ngoài vào. Nó phải được tạo sinh trong cấu trúc chỉnh thể văn bản. Chỉ trong tương quan với câu, bài thơ cụ thể, chữ mới có ý nghĩa.
- Chữ không phải là phương tiện, công cụ. Chữ có sự độc lập tự thân. Bản thân chữ có sức mạnh tác động và chi phối cách đọc của độc giả, nó có thể định hướng, gợi ý cho độc giả những nghĩa mới, thoát thai từ cách tổ chức chữ độc đáo tương ứng.
- Ví dụ: Thu nhà em, Bóng chữ, Quan họ, …
Câu 6. Bài viết của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo của thơ ca?
Trả lời:
Bài viết của Lê Đạt đã gợi lên suy nghĩ nhiều chiều về bản chất của hoạt động sáng tạo thơ. Tuy nhiên, ta có thể thấy, lao động sáng tạo thơ là một hoạt động sáng tạo đòi hỏi nhiều công phu, nỗ lực. Chữ không chỉ là phương tiện, công cụ, chữ là một đối tượng nghệ thuật thách thức khám phá, lí giải.
ĐỒNG HÀNH CÙNG CHỊ TRONG KHÓA HỌC VĂN VIP LỚP 10 ĐỂ KHÔNG LO LẮNG TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH MỜI NHÉ!
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Tin liên quan