Đăng Ký Học
Ngày 08/05/2024 17:29:50, lượt xem: 407
I. TRONG KHI ĐỌC
1. Vì sao nhân vật “tôi” muốn đeo kính?
Nhân vật “tôi” muốn đeo kính vì để cho ra dáng người tri thức
2. Lần đầu khám bác sĩ nói mắt của nhân vật “tôi’ bị bệnh gì và hậu quả của việc đeo kính là gì?
- Lần đầu khám bác sĩ đã nói mắt của nhân vật “tôi” bị cận thị! 1,75 đi-ốp!
- Hậu quả: Theo đơn của bác sĩ thì anh ta sắm cho mình một chiếc kính và khi đeo kính vào đã để lại hậu quả cho anh ta. Khi nào anh ta đeo kính vào mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được. Thậm chí có lần anh ta nôn thật. Nôn thốc nôn tháo, nôn ra cả mật xanh, mật vàng. Khi không đeo kính anh ta sẽ không nhìn thấy gì thế nhưng cứ hễ đeo kính là có cảm giác buồn nôn.
3. Kính mới khác kính trước như thế nào?
Sau khi đeo chiếc kính thứ nhất và bị nôn nhân vật vật “tôi” quyết định đi khám lần hai và sắm cho mình một chiếc kính mới. Chiếc kính mới khi đeo nhân vật “tôi” không có cảm thấy chóng mặt, buồn nôn nữa, nhưng lúc nào cũng bị chảy nước mắt. Khiến cho mắt của anh ta lúc nào cũng đỏ hoe; như khóc ai vậy. Anh ta cảm thấy bản thân mình bị cái cảm giác thương xót rất lạ và cho rằng chiếc kính này chỉ hợp để đi đưa đám.
4. Chiếc kính thứ ba gây ra hậu quả như thế nào?
Cặp kính thứ ba anh ta đeo vừa lắm, trông cái gì cũng rõ thế nhưng cái gì cũng lùi hẳn xa ra. Bức tường trong căn buồng dường như bị lùi xa đến hàng ba chục thước, giơ tay bắt chực người quen nhưng không với tới được,... nhìn vật gì cũng thấy bé tí xíu, người thì chỉ bằng hạt đậu ván. Đặc biệt nhân vật “tôi” không ăn uống được gì cứ thấy đồ ăn là cách xa hàng chục mét khiến anh không thể nào ăn uống, cử động gì được nữa.
5. Chiếc kính thứ tư có hạn chế gì?
Sau ba chiếc kính kia nhân vật “tôi” lại được người bạn thân của mình đưa đến gặp một vị bác sĩ khác và anh ta lại thay chiếc kính mới khác. Ở chiếc kính thứ tư này khiến mắt anh ta nhìn cái gì cũng hóa thành hai. Nhà đang bảy người thì bỗng trở thành mười bốn người, nhìn xuống chân thì thấy bốn chiếc ủng, một bàn tay thì có mười ngón…
6. Cuối cùng các bác sĩ có xác định được bệnh mắt của nhân vật “tôi” hay không?
Trải qua nhiều lần khám khác nhau với việc tiêm, uống thuốc, thay kính… thì các bác sĩ vẫn không thể xác định được bệnh của nhân vật “tôi”, mỗi ông bác sĩ lại có chẩn đoán khác nhau về bệnh của nhân vật “tôi” khiến cho anh ta nhìn các vật ở xa bỗng thấy gần; chân đáng nhẽ leo lên tàu thì lại bước ngay xuống biển…Không có một tên bác sĩ trong tỉnh nào mà anh ta chưa đến khám nhưng đều đưa ra những chẩn đoán khác nhau về bệnh của ông.
7. Điều gì đã xảy ra đối với nhân vật “tôi”?
Một lần đang đi trên cầu thì nhân vật “tôi” thế quái nào lại bước hụt một cái, ngã lăn quay xuống dưới, vì cứ tưởng những bậc cầu thấp hơn đến một mét. Cái kính của anh ta bị văng đi làm cho anh ta không nhìn thấy gì, cái gì cũng mờ ảo. Khi được những người xung quanh tìm chiếc kính của mình, anh ta mang chiếc kính lên thì mọi vật bỗng trở nên sáng sủa hơn, nhìn vật nào nào rõ vật đó, rõ mồn một đến từng vật.
8. Kết thúc truyện có gì bất ngờ?
Kết thúc câu chuyện anh nhìn thấy rõ mọi vật và người vợ phát hiện mắt kính của nhân vật “tôi” bị vỡ, ngón tay có thể thò qua được cả lỗ gọng. Thực chất ta thấy được mắt của nhân vật “tôi” không hề bị bệnh gì.
ĐỌC THÊM: SOẠN VĂN 8 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU | "CÁI KÍNH" - A-DÍT NÊ-XIN (BÀI 4: HÀI KỊCH - TRUYỆN CƯỜI)
II. SAU KHI ĐỌC
1. Hãy tóm tắt nội dung của truyện cái kính. Nội dung này liên quan như thế nào tới tập sách Những người thích đùa của Nê - Xin?
- Truyện “Cái kính” xoay quanh câu chuyện nhân vật “tôi” muốn đeo kính để ra dáng giống người tri thức nên anh ta đã quyết định đi khám để cắt kính. Khi anh ta tìm đến vị bác sĩ đầu tiên người này chẩn đoán nhân vật “tôi” bị cận thị nhưng khi anh ta đeo kính cận rồi thì lại cảm thấy buồn nôn và có lần nôn thật, nôn ra cả mật xanh mật vàng. Khi đến với vị bác sĩ thứ hai anh ta lại được kết luận là viễn thị khi khi anh đeo kính ở đây vào thì lúc nào cũng chảy nước mắt, mắt anh lúc nào cũng đỏ hoe. Sau hai lần bị như vậy anh đã quyết định đến bệnh viện nhà nước để khám thì bác sĩ lại bảo anh bị loạn thị, nhưng khi đeo kính loạn thị thì thấy cái gì cũng lùi xa, cái gì cũng nhỏ bé, anh không thể sinh hoạt bình thường được. Lần thứ tư anh khám ở chỗ bác sĩ mới về từ Mỹ về thì đeo kính lại bị nhìn hóa ra hai. Rồi đến lần thứ năm anh tìm một bác sĩ ở Đức về khi khám anh bị viễn thị và cận thị nhưng đeo kính ở đây lại không phân biệt được sáng tối nữa. Lần thứ sáu thì anh lại được chẩn đoán là bị quang gà. Anh đi từ bệnh viện này đến bệnh viện khác để tìm kiếm bệnh về mắt của mình nhưng lại tiêm, lại uống thuốc, lại thay kính tất cả đều khiến cho mắt của anh lại càng đau và nhìn mọi vật đều khó khăn, không hoạt động bình thường được. Để rồi trong một lần tình cờ anh bị té ngã, kính rơi ra, từ lúc đeo lại kính bị rơi anh nhìn thấy rõ ràng mọi vật. Nhưng khi về tới nhà vợ anh bảo thì anh mới biết mắt kính bị vỡ từ lúc nào không hay.
- Nội dung của câu chuyện “cái kính” như là câu chuyện đùa mang lại tiếng cười nhẹ nhàng nhưng cũng để lại bài học sâu sắc cho người đọc. Truyện có liên quan mật thiết tới tập sách Những người thích đùa của Nê - xin vì được trích ra từ tập sách này.
2. Nêu hậu quả của mỗi lần nhân vật “tôi” sau mỗi lần thay kính mới?
Hậu quả của nhân vật “tôi” sau mỗi lần thay kính.
- Lần thứ nhất đeo kính cận khiến nhân vật “tôi” cảm thấy buồn nôn và có lúc đã nôn thật, nhưng nếu không đeo kính thì không thấy gì mà cứ đeo kính sẽ thấy buồn nôn.
- Lần thứ hai khi anh ta đeo kính viễn thị thì mắt anh ta cũng đỏ hoe và chảy nước mắt, anh nghĩ chiếc kính này chỉ phù hợp cho việc đi đưa đám.
- Lần thứ ba anh ta đeo kính loạn thị anh thấy vật gì cũng xa dần, anh không thể ăn hay hoạt động bình thường được.
- Lần thứ tư khi anh đeo kính lên anh thấy mọi vật đều hóa làm hai, anh nhìn mọi người trong nhà đều được chia làm hai người giống hệt nhau; nhìn xuống lại thấy bốn đôi ủng; bàn tay có mười ngón tay.
- Lần thứ năm anh đeo kính quáng gà thì nhìn mọi vật xa lại thấy gần với mình.
- Những lần tiếp theo anh đeo kính đục nhân mắt thì thấy cái gì cũng ra màu xanh, đeo kính mù màu thì nhìn mọi thứ đều lẫn lộn hết.
3. Em có nhận xét gì về các bác sĩ khám mắt và nhân vật “tôi” trong truyện cười này? Điều gì là sự thật và điều gì đã được phóng đại?
- Các bác sĩ khám mắt trong câu chuyện trên có người đi du học về có người làm trong nhà nước những đều khám không có tâm, khám cho bệnh nhân qua loa không kĩ càng, dối trá khiến cho bệnh nhân tốn tiền, tốn thời gian và gây khó khăn trong sinh hoạt.
- Nhân vật “tôi” trong truyện là một người thích sĩ diện, muốn trông mình giống tri thức nên dù mắt bình thường vẫn đi khám khắp nơi để đeo kính cho bằng được.
- Có thể nói sự thật ở truyện này đó chính là nhiều người thường bị mắc bệnh “tưởng” tự ám ảnh mình do ảnh hưởng từ bên ngoài, tự làm khổ bản thân mình giống như nhân vật “tôi” vậy dù bản thân không hề mắc bệnh về mắt thế nhưng vì muốn giống một người tri thức mà anh đã đi khám, cắt kính để đeo. Và có một số thầy thuốc chuyên môn kém, khám bệnh sơ sài, phán bệnh bừa bãi, mỗi người một kiểu. Tự sự thật này nhà văn đã phóng đại lên thành câu chuyện nhân vật “tôi” đi khám mắt nhiều lần, mỗi lần, mỗi thầy thuốc phán một kiểu, có khi kết luận ngược nhau mà vẫn theo, cuối cùng ngã vỡ kính mới biết là mắt mình không bị bệnh gì cả.
4. Hãy phân tích một số đặc điểm của truyện cười đã được thể hiện ở văn bản “Cái kính”?
- Một số đặc điểm của truyện cười đã thể hiện ở văn bản Cái kính là:
+ Nhân vật “tôi” một người mắt bình thường nhưng lại thích đeo kính để giống người tri thức lại đi khám ra đủ thứ bệnh mỗi lần anh đeo kính lại khiến cho anh ta khổ sở, không hoạt động được bình thường. Và khi anh ta nhìn thấy được mọi vật cũng là lúc mà chiếc kính của anh ta bị vỡ.
+ Truyện đã tạo dựng nên được hình tượng các nhân vật đại diện cho những kẻ sĩ diện, bất chấp mọi thứ để chỉ thỏa mãn tham vọng của bản thân. Đồng thời truyền còn xây dựng nên hình tượng các bác sĩ không có kiến thức chuyên môn để khám cho nhân vật “tôi” người nào cũng khám sai nhưng người sau đều chê cười người trước là lang băm, ngu dốt.
+ Trong truyện Cái kính các chi tiết gây cười được tác giả sắp xếp theo trình tự logic, tạo nên những tình huống bất ngờ, phóng đại quá lên làm cho yêu tố gây cười trở nên sâu sắc hơn, kết thúc truyện đầy bất ngờ.
5. Theo em truyện “Cái kính” nêu lên và châm biếm, phê phán điều gì? Điều đó có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?
- Truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán tính ưa sĩ diện của một số thành phần trong xã hội. Trong truyện được biểu hiện qua các nhân vật đầu tiên là nhân vật tôi vì muốn sĩ diện tỏ ra mình là một người tri thức với mọi người xung quanh nên dù không bị bệnh về mắt nhưng anh ta vẫn đi khám để đeo kính. Tiếp theo là các tên bác sĩ không có kinh nghiệm dù có người đi du học về hay làm nhà nước thì đều sĩ diện tỏ ra là mình giỏi nên đều chê cười người trước nhưng chính bản thân mình cũng là người khám sai cho nhân vật “tôi”.
- Mặc dù văn bản này đã được viết từ rất lâu rồi và được viết ở một đất nước khác thế nhưng những tư tưởng đó vẫn có ý nghĩa cho tới ngày nay không chỉ ở Việt Nam mà còn các nước trên thế giới nữa. Bởi cuộc sống của ta hiện nay tính ưa sĩ diện vẫn còn tồn tại trong mọi ngóc ngách của xã hội này. Không chỉ những người ưa sĩ diện bị ảnh hưởng mà cả những người xung quanh người đó cũng bị ảnh hưởng theo. Ta vẫn thấy hiện nay nhiều cơ quan tổ chức những người lãnh đạo vì muốn có thành tích cao nên đã tạo áp lực lên cấp dưới, đưa ra những quyết định sai lầm, nhanh chóng ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan.
6. Từ điển tiếng Việt giải nghĩa bệnh tưởng là: “trạng thái tinh thần lo lắng do bị ám ảnh là mình đã mắc một bệnh nào đó, kì thật không phải”. Theo em nhân vật nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng hay không? Hãy viết một đoạn văn 10-12 dòng giải thích vì sao.
Theo từ điển tiếng Việt giải nghĩa về bệnh tưởng để rồi ta thấy nhân vật tôi trong truyện Cái kính đang bị mắc bệnh tưởng. Nhân vật “tôi” mắt đang rất bình thường thế nhưng chỉ vì muốn đeo kính để trở thành một người có tri thức. Chính vì vậy mà lần đầu tiên khi anh ta đi khám, bác sĩ bảo anh bị cận, cho anh đeo kính cận nhưng anh ta bị buồn nôn nên từ đó anh cứ nghĩ mắt mình chắc chắn có vấn đề. Để rồi từ đó mà anh ta đã đi tìm bao nhiêu bác sĩ nhưng đều là bác sĩ không có tâm kể cả đi du học về hay làm nhà nước. Sau mỗi lần như thế nhân vật “tôi” lại uống thuốc rồi đeo kính mới nhưng đều khiến anh đều khốn khổ, lúc thì nhìn gần hóa xa, nhìn một thành hai, lúc lại chảy nước mắt liên tục,...Nhưng dù bị đủ loại triệu chứng như vậy, anh vẫn không chịu bỏ kính ra, không nghĩ đến mắt mình không bị làm sao cả mà vẫn nghĩ mắt mình có bệnh. Từ những biểu hiện này để thấy được nhân vật “tôi” đã mắc bệnh tưởng.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
- Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Tin liên quan