Đăng Ký Học
Ngày 15/05/2024 16:57:13, lượt xem: 6248
I. TRONG KHI ĐỌC
1. Chú ý tâm trạng của chàng trai và cô gái qua lời đối thoại.
- Tâm trạng của chàng trai:
+ Xót xa khi tiễn người mình yêu về nhà chồng:“Anh yêu em, lễ tiễn đưa em đến tận nhà chồng”.
+ Lưu luyến không nỡ rời xa, muốn đi cùng người yêu về đến tận nhà chồng:
“Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại
Chim nhạn dưới thấp bay quanh như anh quay đi, anh quay đi”
+ Tuyệt vọng vì không còn hi vọng, không còn được bên người yêu.
“Nước đập bè chìm
Sóng xô bè vỡ
Bè chìm trôi ba suối mất rồi”
+ Chấp nhận với thực tại, muốn rời đi.
“Của không mua lẽ đâu được giữ liền tay
Chỉ cá liền với nước
Chỉ lúa liền với ruộng
Tiễn đưa em, thôi anh quay lại, em ơi!”
- Tâm trạng của cô gái:
+ Không muốn chàng trai rời đi: “Đừng vội anh, đùng vội”.
+ Hi vọng chàng trai sẽ đợi mình.
“Sao Khun Lú trên trời còn đợi
Áng mây kia vướng vấn còn chờ”
+ Thể hiện nỗi nhớ thương, tình yêu sâu sắc mà hai người luôn dành cho nhau dù có xa nhau: “Đôi ta xa nhua dằng dặc nỗi niềm tưởng nhớ”.
+ Đau khổ, đắng cay như muốn bám víu trong sự vô vọng.
“Mưa sắp rơi ào đồng cỏ
Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng
Đừng bỏ em giữa sóng thác trào dâng”
+ Quyết tâm đoàn tụ của hai người.
“Đôi ta yêu nhua, đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ cá về
Đợi chim tăng ló hót gọi hè
Không lấy được nhau màu hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.
Không lấy được nhau thời trẻ ta sẽ lấy nhau lúc góa bụa về già”
=> Ta thấy được tình yêu của chàng trai là một tình yêu tha thiết, thủy chung, đau đớn xót xa khi nhìn người mình yêu đi lấy chồng. Còn cô gái mang theo nỗi lòng đầy khắc khoải và tâm trạng bồn chồn, đau khổ, đắng cay như muốn bám víu trong sự vô vọng đi lấy chồng. Để rồi cuối cùng họ hẹn ước với nhau sẽ đợi chờ đến ngày đoàn tụ dù phải trải qua thời gian bao lâu.
2. Điều gì đã xảy ra với cô gái khi ở nhà chồng?
- Khi về nhà chồng, cô gái đã bị bạo lực gia đình.
+ Cô bị bố mẹ chồng sai con trai đánh đập
+ Người chồng: Lúc đầu thì không nỡ đánh đập cô, vì anh chồng chưa đánh đập ai bao giờ, anh không nỡ xuống tay để đánh đập cô. Thế nhưng trước áp lực của gia đình, của bố mẹ, trước những tác động về mặt tâm lý đối với chàng trai, thì lúc này đây anh ta không còn do dự nữa mà anh ta đã đánh đập người vợ của mình một cách dã man. Được tác giả miêu tả thông qua những cụm từ như: Trợn mặt; vụt tới tấp…
“Người xui con trai xuống đòn
Chồng lòng rộng không nỡ
Dạ bao dong còn thương
Con không đánh, bố bỏ cơm không dậy
Chồng em liền trợn mắt ra tay
Mình, lưng em vụt tới tấp…"
3. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai?
Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ để thể hiện được tâm trạng của chàng trai: Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ
“Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông”
“Chết ba năm hình còn treo đó
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng
Chết thành hồn, chung một mái, song song”
“Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già”
=> Từ việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đã giúp cho chàng trai bộc lộ được niềm thương xót xa, thương cảm với nỗi đau mà người con gái anh yêu phải chịu đựng, biết bao nhiêu cay đắng, tủi hờn mà cô phải trai qua khi về nhà chồng. Từ nỗi xót xa đó trong lòng cha chàng trai bỗng nảy lên một ý chí quyết tâm đưa người con gái mình yêu trở về đoàn tụ với mình, sống một cuộc sống tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, sống một cuộc sống không phải chịu sự dày vò, đánh đập từ gia đình chồng và người chồng vũ phu đó nữa.
4. Lưu ý: Lời tiễn dặn đã trở thành lời thề nguyền.
Không còn là những nuối tiếc, lưu luyến buồn bã khi tiễn người yêu đi về nhà chồng mà những câu cuối có giọng điệu mạnh mẽ dứt khoát. Đây chính là lời thề nguyền, lời khẳng định chắc chắn về tình yêu của hai người sẽ trọn đời trọn kiếp.
II. SAU KHI ĐỌC
1. Trong phần (1) của đoạn trích chàng trai và cô gái đã nói với nhau về điều gì? Những lời nói ấy cho thấy hai người đang sống trong tâm trạng như thế nào?
- Trong phần (1) đoạn trích chàng trai và cô gái đã nói với nhau về lời từ biệt khi cô gái về nhà chồng.
- Những lời nói ấy cho thấy hai người đang sống trong tâm trạng:
+ Rối bời, đau đớn, đầy mâu thuẫn của chàng trai khi phải ở trong hoàn cảnh tiễn biệt người con gái mà anh yêu thương nhất, tưởng chừng như hai người sẽ được ở bên nhau trọn đời, sống một cuộc đời thật hạnh phúc cùng nhau, thế nhưng giờ đây anh phải tiễn người anh yêu theo chồng.
+ Để qua đó ta thấy được tình yêu mà chàng trai này dành cho người mình yêu, một tình yêu tha thiết, thủy chung, mong muốn cô ấy sống thật hạnh phúc. Còn cô gái mang theo tâm trạng buồn và chứa đựng biết bao nhiêu tủi nhục, bồn chồn, đau khổ, đắng cay khi phải xa người mình yêu để đi lấy chồng. Cô muốn bám víu một sợi dây cứu mình thoát khỏi nơi bế tắc, đau khổ này thế nhưng chỉ là sự bám víu trong vô vọng.
2. Khi ở nhà chồng, tình cảnh cô gái ra sao? Phân tích cử chỉ, hành động của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh ấy?
- Khi ở nhà chồng, tình cảnh của cô gái:
+ Khi tiễn biệt người mình yêu, tưởng chừng như cô sẽ tìm thấy được hạnh phúc của riêng mình, tìm thấy được người yêu thương cô. Thế nhưng khi ở nhà chồng cuộc sống của cô lại đầy u ám khi mà cô luôn luôn sống trong cảnh bạo lực gia đình.
+ Cuộc sống bạo lực gia đình của cô cứ xảy ra từ ngày này sang ngày khác khi mà cô bị bố mẹ chồng ghét bỏ, không chỉ dừng lại ở sự chỉ trích, bố mẹ chồng còn sai con trai đánh đập cô.
+ Lúc đầu người chồng còn không nghe, thế nhưng những lời xúi dục ấy đã khiến cho anh từ một người không bao giờ đánh đập người khác, lại ra tay đánh vợ mình.
- Cử chỉ, hành động của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh người mình yêu bị đánh đập, bạo lực gia đình.
+ Ở lại nhà chồng của cô gái anh yêu, chàng trai chứng kiến cảnh cô gái bị chồng đánh, anh bèn chạy lại ân cần đỡ cô dậy và dỗ dành an ủi, vỗ về cô gái.
“Dậy rũ áo kẻo bọ
Dậy phủi áo kẻo lấm
Đầu bù anh chải cho
Tóc rối đưa anh búi hộ”
+ Rồi anh đi chặt tre về làm thuốc cho cô gái uống khỏi đau
“Anh chặt tre để đốt gióng đầu
Chặt tre dày anh hun gióng giữa
Lam ống thuốc này em uống khỏi đau”
=> Chỉ với những cử chỉ, hành động ân cần ấy chứng tỏ anh thương cảm người con gái mà anh yêu một cách chân thành và sâu sắc. Giữa cuộc sống đều đặn những trận đòn roi ấy, anh trở thành một chỗ dựa tình cảm vững chắc cho cô, anh đã vực dậy tinh thần cô - cái mà lúc này cô đang rất cần. Anh cảm thấy xót xa, thương cảm đối với nỗi đau mà người mình yêu đang phải chịu đựng. Từ đó, trong người anh trỗi dậy một ý chí mạnh mẽ, quyết liệt đưa người mình yêu thoát khỏi tình cảnh lúc bấy giờ và trở về đoàn tụ với mình.
3. Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào?
Qua lời căn dặn của chàng trai đối với người con gái mình yêu ta thấy được tình yêu của chàng trai dành cho cô gái mình yêu, một tình yêu thủy chung, son sắt, đau đớn khi thấy người mình yêu đi lấy chồng. Là một người ân cần, vỗ về, biết an ủi người mình yêu. Dù không đến được với người anh yêu thế nhưng vẫn luôn chúc cho cô sống một cuộc sống hạnh phúc.
4. Phân tích giá trị biểu cảm của những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc ở phần (2) có trong đoạn trích.
- Đoạn trích ở phần (2) được tác giả sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ lặp cấu trúc:
“Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông”
“Chết ba năm hình còn treo đó
Chết thành sông vục nước uống mát lòng
Chết thành hồn, chung một mái song song”
“Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…’
- Giá trị biểu cảm:
+ Đoạn trích trên đã sử dụng lớp lớp những câu thơ đặt theo một mô hình cấu trúc chung, có những từ ngữ, hình ảnh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm khẳng định được tấm lòng thủy chung, son sắt một lòng vì người mình yêu.
+ Không chỉ thế việc sử dụng biện pháp điệp tu từ cấu trúc còn khẳng định được ý chí không có gì có thể lung lay được ý chí đoàn tụ với người mình yêu, một lòng quyết tâm đưa cô gái anh yêu thoát khỏi sự tối tăm của hoàn cảnh lúc bấy giờ, để đến nơi có ánh sáng của hạnh phúc, được trở về với người mình yêu.
+ Ngoài ra việc nhắc đi nhắc lại các câu thơ nhiều lần còn nhằm thể hiện một cách mạnh mẽ những cảm xúc tưởng như đang trào dâng trong lòng nhân vật cũng chính là đang trào dâng trong lòng người viết những cung bậc cảm xúc muốn gửi đến người đọc.
+ Tăng tính biểu cảm, sinh động, hấp dẫn hơn cho lời thơ.
5. Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.
- Qua cách xưng hô “em yêu” hay “anh yêu em” của chàng trai, chúng ta thấy được cách gọi đậm chất trữ tình, đặc trưng cho lời ăn tiếng nói của đồng bào Thái và mang sắc thái trữ tình sâu sắc.
- Hình ảnh so sánh được chọn lọc đa dạng, biểu hiện phong tục, bản sắc văn hoá tinh thần, cảnh sắc thiên nhiên dân tộc Thái: "Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng".
→ Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Qua những chi tiết, hình ảnh đó, người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực, vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa con người đây. Đồng thời qua những chi tiết, hình ảnh này, đã làm nổi bật lên tình yêu của chàng trai dành cho cô gái, một tình yêu tha thiết, thủy chung.
6. Theo em qua đoạn trích Lời Tiễn Dặn, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì? Thông điệp đó có còn ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay hay không?
- Thông qua đoạn trích “Lời Tiễn Dặn” tác giả muốn gửi gắm đến người đọc: Tác giả phê phán, tố cáo những hủ tục phong kiến, lạc hậu lúc bấy giờ. Đồng thời tác tác giả dân gian muốn nhắn nhủ tới những người đang yêu: Hãy yêu và sống hết mình với tình yêu, yêu không chỉ là sống với nhau, yêu là còn hy sinh cho người còn lại được hạnh phúc, và hãy kiên nhẫn chờ đợi rồi một ngày hạnh phúc cũng sẽ đến với bạn.
- Đối với cuộc sống ngày nay, thông điệp này đang có ý nghĩa không chỉ đối với những cặp đôi đang yêu, mà trong cuộc sống hiện tai: Yêu không chỉ sống với nhau, mà tình yêu phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, phải biết hy sinh, che chở lẫn nhau, kiên nhẫn chờ đợi rồi một ngày hạnh phúc cũng mỉm cười và tìm đến bạn.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
- Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Tin liên quan