Nghị luận xã hội - Ngươi cần gì?

Ngày 08/04/2022 09:30:00, lượt xem: 10802

Đề thi vào lớp 10 trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội năm 2021

Phần II. (6 điểm)

Ta hỏi một con chim: Người cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành một con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng.
Ta hỏi dòng sông: Người cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Nếu một dòng sông không chảy thì chỉ là một vùng nước, khô cạn dần và biến mất.
Ta hỏi con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Nếu con tàu không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian.
(Trích Những câu hỏi không lãng mạn - Nguyễn Quang Thiều)

Với câu hỏi “Ngươi cần gì?”, câu trả lời của em là ...
Hãy viết câu trả lời đó bằng một bài văn nghị luận có độ dài khoảng 1,5 trang giấy thi.

 



Mỗi con người sinh ra đều mang cho mình sứ mệnh riêng biệt khác nhau và điểm chung của họ là được sống để cống hiến cho cuộc đời này. Sinh ra đã là một đặc ân vì thế mà con người cần phải sống sao cho có ích. Đọc những dòng thơ của Nguyễn Quang Thiều ta hiểu thêm phần nào về giá trị của lao động. Con người cần sống có ý nghĩa, khẳng định giá trị sống của chính mình. Trong lao động, con người phát huy sự sáng tạo và phát huy năng lực của mình.

Tác giả đã mượn hình ảnh của những sinh vật và những sự vật để khơi gợi ý tượng về niềm đam mê, khao khát của con người. Đó là con chim với khát vọng được bay lượn tự do trên bầu trời; đó là dòng sông với khao khát được chảy cuộn mình qua núi non, đồng bằng; đó là con tàu với khao khát ra khơi. Mỗi sự vật đều mang một chức năng riêng và cần thực hiện những chức năng đó. Từ những hình ảnh quen thuộc, Nguyễn Quang Thiều đã đúc kết nên những quy luật của cuộc sống và quy luật của cuộc đời. Đó là chân lý tất yếu của mọi sự vật. “Cần” nghĩa là không thể làm, không thể có, ngược lại nếu không có thì sẽ không tốt và có hại. Điều đáng nói thông qua hoạt động “bay”, “chảy” “ra khơi” thì con chim, dòng sông, con thuyền mới khẳng định được sự tồn tại và ý nghĩa của nó ở đời. Nếu không có những điều đó thì nó không còn là chính nó nữa. Con người cũng vậy, nếu không lao động không tạo ra cơ sở vật chất hay tinh thần thì sự tồn tại của con người không còn ý nghĩa nữa.

Lao động của loài người so với các loài khác như loài ong loài kiến đã có sự khác biệt và ở một trình độ khác. Loài người biết sử dụng công cụ, biết cách sáng tạo ra công cụ để thay thế sức người. Thông qua lao động, trí thông minh tăng lên, tư duy phát triển và ngày càng sáng tạo. Có nhiều hình thức lao động: lao động chân tay, lao động trí óc. Tuy nhiên, dù là hình thức lao động nào thì cũng cần coi trọng và đề cao sự sáng tạo. Sự sáng tạo trong lao động ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đáng quý và đem lại những kết quả bất ngờ. Người nông dân có thể sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới. Những người nghệ sĩ có thể sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị... Còn riêng đối với những nhà khoa học, những người nghiên cứu, lao động sáng tạo là một yêu cầu bắt buộc; bởi vì họ mang sứ mệnh cao cả, phải tìm ra những điều mới mẻ, tạo ra những sản phẩm ưu việt phục vụ cho nhân loại. Như vậy lao động chân tay hay trí óc gắn bó mật thiết với nhau như hai mặt của một tờ giấy. Dù bạn làm gì, làm thầy hay làm thợ, trình độ phổ thông hay cử nhân đại học hãy lao động và cống hiến hết mình với trí tuệ sáng suốt và trái tim đầy trách nhiệm.

M.Gooriki đã khẳng định sâu sắc vai trò của lao động đối với mỗi người đối với toàn xã hội. Lao động là một cách để chúng ta khẳng định mình, vươn tới những đỉnh cao của trí tuệ, tri thức. Mỗi chúng ta đều có những ước mơ lớn lao hay những gì thân thuộc đều là cả một quá trình phấn đấu, vươn lên. Không ngừng suy nghĩ và làm việc, chúng ta mới có thể góp phần xây dựng và phát hiện nó. Trong lao động, nếu biết phát huy năng lực, sự sáng tạo, con người không chỉ tìm thấy giá trị sống thực sự mà còn gặt hái được thành công.Đó là hình ảnh Giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà toán học xuất sắc đã giải được bổ đề Langlands và giành được huy chương Field danh giá, đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết nghiên cứu, trau dồi để theo đuổi đam mê toán học của mình. Ông cho rằng: “Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa”. Hay Christine Hà: 33 tuổi, một người phụ nữ Việt Nam khiếm thị sinh sống tại Mỹ. Với lòng quyết tâm, kiên trì, cùng niềm đam mê mãnh liệt với tài nấu ăn, cô đã vượt qua hàng nghìn thí sinh và trở thành Vua Đầu Bếp nước Mỹ năm 2012.

 

ĐỌC THÊM NGHỊ LUẬN XÃ HỘI | CUỘC SỐNG LÀ MỘT ĐIỀU KỲ DIỆU


Câu nói của Nguyễn Quang Thiều đã truyền đi một thông điệp chứa đựng một quan điểm nhân sinh cao quý. Tuổi trẻ bạn và tôi xin đừng để cuộc đời trôi đi một cách hoài phí. Hãy đứng dậy và khẳng định bản thân bằng lao động, không ngừng rèn luyện và nâng cao trí tuệ. Bản thân mỗi người phải có ý thức khám phá tìm kiếm tận dụng mọi điều kiện có sẵn để lao động và sáng tạo.

Sẽ không có thành công nào được tạo nên nếu bạn không lao động và sáng tạo. Đừng mong cầu may mắn sẽ tìm đến, cũng đừng mong cuộc sống thuận lợi, hãy sẵn sàng làm việc, đương đầu với khó khăn thử thách để rèn luyện mình ngày càng tốt hơn, mạnh mẽ hơn nữa. Sự sáng tạo không là gì ngoài một tinh thần dám bứt phá ra khỏi những gì cũ kĩ để tìm đến những điều mới mẻ trong cuộc sống này.

 

Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA HỌC CHẠY VĂN LỚP 9 – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên

Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên

Tin liên quan