Đăng Ký Học
Ngày 08/05/2019 00:44:42, lượt xem: 2220
MỞ BÀI
Đề 3:
“Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy đòi hỏi người sáng tạo phải có phong cách nổi bật, tức là có cái gì rất riêng mới lạ trong phong cách của mình". Đúng vậy, những nhà văn, nhà thơ, những người nghệ sĩ luôn sáng tạo nên những sản phẩm nghệ thuật độc đáo và đúng chất riêng của mình. Ta không thể không kể đến Nguyễn Tuân - người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, đó là vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên, của con người, của chân lý cuộc sống và nó như một bức họa cổ thôi thúc người nghệ sĩ phải chắt lọc, tìm kiếm những giá trị tiềm ẩn trong nó. Điều đó có lẽ được thể hiện rõ nhất trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” với hình tượng người lái đò trong cuộc chiến với dòng thác dữ đầy tài hoa, điêu luyện, dũng cảm. Qua đây, tác giả Nguyễn Tuân đã tìm ra “chất vàng của thiên nhiên” và “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của con người Tây Bắc.
Đề 4:
Viết về đề tài nông thôn trong xã hội cũ, ta có Ngô Tất Tố với cảnh sưu cao thuế nặng, ta có Nam Cao với cảnh con người bị lưu manh hóa đến độ tha hóa, ta có Kim Lân với cảnh đói kém, chết chóc triền miên,.... Tất cả những nhà văn đều tái hiện cho bạn đọc thấy rõ hiện thực xã hội khi mà người dân bị cái đói, bị chế độ xã hội đè nặng, bóc lột. Họ dùng lời văn để khóc lên tiếng lòng mình, khóc lên nỗi thương cảm cho những con người nghèo khổ bần cùng. Trong đó có Nam Cao và Kim Lân với hình ảnh bát cháo hành trong Chí Phèo và nồi cháo cám trong Vợ nhặt cả hai tác giả đều mang đến giá trị hiện thực và nhân đạo vô cùng sâu sắc.
Đề 5:
Trong cuộc đời ai cũng có ít nhất một niềm thương nỗi nhớ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ đã trở thành đề tài quen thuộc được các nhà văn, nhà thơ. Nếu như trong “Tây Tiến”, Quang Dũng nhớ da diết thiên nhiên và con người miền Tây thì đến với “Việt Bắc”, nhà thơ không chỉ nhớ về con người và thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, nhớ về những ngày tháng kháng chiến gian khổ, hào hùng mà hơn thế nữa là những dấu ấn tươi nguyên về những ngày chiến thắng. Trong rất nhiều nỗi nhớ đó vẻ đẹp thiên nhiên hiện lên với nhiều phương diện và cảm xúc khác nhau, đặc biệt ở hai đoạn thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Và:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Nguồn: Học Văn Chị Hiên
Tin liên quan