NGHỊ LUẬN VĂN HỌC : Ý NGHĨA NHAN ĐỀ “VỢ NHẶT”

Ngày 09/05/2019 13:23:19, lượt xem: 3086

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC : Ý NGHĨA NHAN ĐỀ “VỢ NHẶT”

Trong quá trình sáng tác của mình, việc đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là một trong những khâu vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nhan đề không đơn thuần chỉ là một cái tên để mở đầu mà đó là nơi bao chứa hình tượng, nội dung tư tưởng của tác phẩm. Thêm vào đó, nó cũng sẽ gợi ra sự thú vị đối với độc giả, họ sẽ chọn nó để đọc tiếp, hoặc không. Nó được ví giống như chiếc chìa khóa gợi mở cho người đọc tiếp cận những tầng lớp ý nghĩa khác nhau của tác phẩm. Nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân là một ví dụ điển hình.

Kim Lân đã chọn cho đứa con tinh thần của mình là từ “ Vợ nhặt”, đây là một từ ghép phân nghĩa được ghép bởi danh từ “vợ” và động từ “nhặt”. Khi 2 từ đơn này được kết hợp với nhau, động từ nhặt lại ngay lập tức chuyển đổi từ động từ sang tính từ. “Vợ nhặt” ở đây dùng để định danh một loại vợ, đó là vợ theo không, người vợ không mai mối, không lễ nghĩa cưới xin. Bởi chỉ cần nhắc tới từ “nhặt” thôi chúng ta đã có rất nhiều những liên tưởng khác nhau, bởi lẽ, chúng ta chỉ thường biết tới việc nhặt nhạnh bông hoa, nhặt cái cây, nhặt cọng rơm ngọn cỏ, thế nhưng ở đây, có một sự thật thật trớ true và bi hài đó là nhặt được vợ. Nhan đề “Vợ nhặt” gắn chặt với bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm đó là hoàn cảnh, số phận thê thảm của những người phụ nữ trong nạn đói năm 1945. Chỉ với 2 lần gặp gỡ, 4 bát bánh đúc, vài câu nói tầm phơ tầm phào mà đã nên duyên vợ chồng. Ẩn chứa sau nhan đề “Vợ nhặt” là những suy ngẫm của tác giả, đó là sự trăn trở, xót xa trước giá trị thấp kém của con người trong hoàn cảnh éo le, bi kịch. Thông thường, chúng ta chỉ thường thấy từ “vợ” đi với những từ như “vợ yêu, vợ đẹp,...” nhưng ở đây lại lại “vợ nhặt” chưa bao giờ giá trị của con lại rẻ rung đến như thế. Nhan đề của tác phẩm mang sức mạnh tố cáo xã hội phong kiến và bọn thực dân đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng thế nhưng chính câu chuyện này cũng đã bộc lộ những vẻ đẹp của nhân dân lao động, họ vẫn vui, vẫn không ngừng hy vọng về cuộc sống, đây cũng chính là giá trị nhân đạo mà nhà văn muốn gửi gắm. Thêm vào đó, không thể phủ nhận rằng khi đọc nhan đề “Vợ nhặt” chung ta bắt gặp một điều gì đó rất lạ lùng, rất hút, cái tên nghe có vẻ lạ lùng này đã giúp cho độc giả tò mò và nhất định phải đọc, tìm hiểu câu chuyện này.

Nguồn: Học Văn Chị Hiên

Tin liên quan