Đăng Ký Học
Ngày 08/05/2023 11:04:28, lượt xem: 4505
Nếu em vẫn đang mất nhiều thời gian để viết một kết bài sao cho vừa ấn tượng lại vừa đầy đủ ý, tóm gọn lại nội dung cả bài thì đây chính là bài viết dành cho em.
Dưới đây là những kết bài cho các tác phẩm văn học trung đại - lớp 9. Các bạn lưu lại để tiện tham khảo và ôn tập thật tốt cho kì thi quan trong sắp tới nha.
I. "ĐỒNG CHÍ" - CHÍNH HỮU
Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim mình để đưa bạn đọc trở lại với đời thực để cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Chính Hữu đã đem hiện thực vào trang viết của mình một cách tự nhiên nhưng đồng thời cũng đặt vào bức tranh ấy một viên ngọc sáng thuần khiết nhất, đó là tình đồng chí đồng đội keo sơn thắm thiết. Chính những điều đó làm bài thơ “Đồng chí” vẫn không ngừng nhỏ từng giọt ngân vang, tưởng đến những con người thần kì mà bình dị với niềm tự hào kiêu hãnh, cho nay và mai sau mãi nhớ về.
II. "BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH" - PHẠM TIẾN DUẬT
Có thể nói rằng thơ ca giai đoạn 1945-1975 đã vẽ lên một bức tranh lịch sử đầy hào hùng của dân tộc. Ở đó hình ảnh những người lính hiện lên với một tư thế chủ động sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Phạm Tiến Duật đã khắc họa đậm nét những vẻ đẹp phẩm giá con người, tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam đồng thời thể hiện được âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn của cả giai đoạn văn học Việt Nam trong ba thập kỉ chiến tranh chống ngoại xâm tàn khốc, ác liệt.
III. "BẾP LỬA" - BẰNG VIỆT
Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy...” (Văn Giá).“Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi vừa mới ra đời cho đến tận hôm nay “Bếp lửa” vẫn luôn có chỗ đứng riêng của nó. Bằng những hình ảnh chân thực cùng tất cả tình cảm chân thành Bằng Việt đã thật sự chạm đến trái tim người đọc qua từng câu, từng chữ của mình.
ĐỌC THÊM: BỘ KẾT BÀI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI - LỚP 9
IV. "ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ" - HUY CẬN
“Đoàn thuyền đánh cá” là một bài ca lao động đầy hứng khởi. Hoà cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Nếu như trước đây, thơ Huy Cận thấm một nỗi buồn “vạn cổ” vào vũ trụ và lòng người thì “Đoàn thuyền đánh cá” mang âm điệu ngọt ngào, niềm vui say mê và phấn chấn của nhân dân lao động đang làm chủ cuộc đời. Bài thơ đã thể hiện rõ tinh thần của nhân dân lao động lúc bấy giờ và cũng thể hiện rõ cảnh đẹp quê hương đất nước với nguồn tài nguyên phong phú.
V. "ÁNH TRĂNG" - NGUYỄN DUY
“Ánh trăng” cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian khổ mà nghĩa tình đối với thiên nhiên, đất nước bình dị. Bài thơ như một câu chuyện riêng nhưng cớ sức khái quát rất lớn. Nó không chỉ là câu chuyện riêng của nhà thơ, riêng một người mà là của cả một thế hệ đã trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ, mất mát, hy sinh,... Giờ đây sống trong cảnh hòa bình với những tiện nghi đầy đủ, hiện đại, người ta có thể thay đổi, đánh mất quá khứ để rồi khi nhận ra họ lại ân hận trong nuối tiếc. “Ánh trăng” nằm trong mạch cảm xúc “Uống nước nhớ nguồn” gợi lên đạo lí thủy chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
ĐĂNG KÝ NGAY:
- 2K8 - KHOÁ HỌC KỸ NĂNG + LUYỆN ĐỀ: TẠI ĐÂY
- 2K8 - KHÓA HỌC ĐỌC : TẠI ĐÂY
- 2K8 - KHÓA HỌC CHẠY VĂN: TẠI ĐÂY
- 2K8 - KHOÁ HỌC CẤP TỐC: TẠI ĐÂY
- 2K8 - BỘ VIDEO KHOÁ HỌC BỒI DƯỠNG: TẠI ĐÂY
- 2K8 - KHOÁ HỌC LUYỆN ĐỀ: TẠI ĐÂY
- KHÓA HỌC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHUYÊN: TẠI ĐÂY
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên
Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên
Tin liên quan