Đăng Ký Học
Ngày 16/07/2024 17:18:35, lượt xem: 3997
1. Đọc hiểu văn bản thơ (Bài 1: Thương nhớ quê hương)
- Đọc hiểu hình thức:
+ Nhận biết và phân tích mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản.
+ Nhận biết và phân tích nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ…
+ Kết cấu của bài thơ: là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung và hình thức của bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện một cách tốt nhất chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Kết cấu của bài thơ được biểu hiện ở mọi phương diện tổ chức của tác phẩm: (1) sự chọn lựa thể thơ; (2) sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định (bố cục); (3) sự triển khai mạch cảm xúc; (4) sự phối hợp của vần, nhịp, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ,...
+ Ngôn ngữ thơ: có đặc điểm là hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gợi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối,... Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn được thể hiện qua âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ, những yếu tố ấy góp phần làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ. Những đặc điểm trên khiến cho bài thơ dễ dàng tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc và khắc sâu trong tâm trí họ.
- Đọc hiểu nội dung:
+ Nêu nội dung bao quát của văn bản.
+ Nhận biết và phân tích chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích một số căn cứ xác định chủ đề.
+ Nhận biết và phân tích tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
- Liên hệ, so sánh, kết nối:
+ Nhận biết vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm.
+ Nêu những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân mà văn bản mang lại.
+ Vận dụng một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học.
2. Đọc hiểu văn bản nghị luận văn học (Bài 2: Giá trị của văn chương)
- Đọc hiểu hình thức: Nhận biết cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).
Cách trình bày vấn đề khách quan | Cách trình bày vấn đề chủ quan | |
Đặc điểm | Chỉ đưa thông tin, nêu ra các bằng chứng khách quan. | Đưa ra ý kiến, đánh giá chủ quan, thể hiện rõ tình cảm, quan điểm của người viết. |
Tác dụng | Tạo ra cơ sở vững chắc (từ pháp lí, từ thực tiễn,...), đảm bảo tính chính xác, đúng đắn cho các lập luận. | Tác động đến cảm xúc của người đọc, khơi gợi sự đồng cảm, mối quan tâm của người đọc về những vấn đề được bàn luận. |
- Đọc hiểu nội dung:
+ Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
+ Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng (có thể dùng cách vẽ sơ đồ); vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
- Liên hệ, so sánh, kết nối:
+ Liên hệ ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.
+ Cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau.
3. Đọc hiểu văn bản thông tin, bài phỏng vấn (Bài 3: Những di tích lịch sử và danh thắng)
Đọc hiểu hình thức:
* Nhận biết và phân tích đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn:
- Đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: Đây là loại văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử.
+ Về cấu trúc, kiểu văn bản này thường có 3 phần (Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử; Phần nội dung: giới thiệu có hệ thống những phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. Nội dung có thể trình bày thông tin về vị trí địa lí, lịch sử hình thành, nhân vật lịch sử có liên quan, đặc điểm kiến trúc/ cảnh quan, vẻ đẹp/ sức hấp dẫn, cách thức tham quan…; Phần kết thúc: nhận xét khái quát về giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử trong đời sống văn hoá, tinh thần của con người, có thể bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử).
+ Về hình thức: có thể sử dụng các đề mục để làm nổi bật thông tin chính; một số từ ngữ chuyên ngành, từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm, hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, bản đồ chỉ dẫn…
+ Trong văn bản, người viết có thể sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Đặc điểm của bài phỏng vấn: Bài phỏng vấn trình bày nội dung cuộc trao đổi về một chủ đề nhất định, trong đó người phỏng vấn đặt câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời.
+ Có nhiều cách phân loại bài phỏng vấn. Chẳng hạn: về phương pháp phỏng vấn, có bài phỏng vấn cá nhân, bài phỏng vấn nhóm; về cách thức phỏng vấn, có phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp (qua điện thoại hoặc qua thư điện tử).
+ Về bố cục, bài phỏng vấn thường có 3 phần (Phần mở đầu: giới thiệu khái quát mục đích và/ hoặc nội dung chính của buổi phỏng vấn; Phần nội dung: lần lượt trình bày hệ thống câu hỏi và câu trả lời liên quan đến vấn đề/ đối tượng cần phỏng vấn; Phần kết thúc: lời cảm ơn và/ hoặc lời chúc của người phỏng vấn).
+ Về hình thức, bài phỏng vấn phân biệt hệ thống câu hỏi và câu trả lời bằng cách dùng kí hiệu, màu sắc, kiểu chữ,...; sử dụng hệ thống câu hỏi mở và thuật ngữ chuyên ngành, số liệu, dữ kiện… để thu thập thông tin về vấn đề/ đối tượng cần phỏng vấn; có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ để làm nổi bật những thông tin quan trọng trong câu trả lời.
* Chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
* Nhận biết và phân tích tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản như:
- Trật tự thời gian: trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của sự vật, hiện tượng hay hoạt động.
- Quan hệ nhân quả: trình bày thông tin theo quan hệ ý nghĩa nhân quả bằng một số từ ngữ như “lí do…”, “nguyên nhân…”, “vì”, “nên”, “do đó”,...
- Mức độ quan trọng của thông tin: thông tin chính được ưu tiên trình bày trước hoặc được làm nổi bật bằng cách in đậm, tô màu, gạch dưới hoặc lặp đi lặp lại…
- Các đối tượng phân loại: thông tin thường tổ chức theo cấu trúc: (1) giới thiệu tổng quan, khái quát về các đối tượng phân loại, (2) giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể.
- So sánh và đối chiếu…
- Đọc hiểu nội dung:
+ Đọc nhan đề và các đề mục để xác định (các) thông tin cơ bản của văn bản.
+ Tìm những chi tiết quan trọng và làm rõ vai trò của chúng trong văn bản.
- Liên hệ, so sánh, kết nối:
+ Nhận biết và phân tích quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (đồ thị, sơ đồ…).
+ Liên hệ, vận dụng những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
- Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Tin liên quan