HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2023 MÔN NGỮ VĂN - CHI TIẾT NHẤT

Ngày 28/06/2023 12:41:01, lượt xem: 3636

Hướng dẫn giải đề thi THPT Quốc Gia 2023 chính thức môn Ngữ Văn chi tiết nhất

 

GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN 2023

 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Thể thơ của đoạn trích: Tự do

 

2

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè: “sấm gõ”, “bầu trời thật thấp”, “gió từ đất”, “thổi rát mặt”, “cát bay”, “lá bay”, “đá bay”.

 

3

Tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn trích:

- Miêu tả cơn mưa nặng hạt, tác động trực tiếp tới cảm giác của nhân vật trữ tình. Đó là cảm giác mát lạnh, vui sướng, được trở về với kí ức tuổi thơ tươi đẹp.

- Giúp câu thơ sinh động hấp dẫn, giàu tính gợi hình, gợi cảm.

 

4

- Thí sinh rút ra được bài học về lẽ sống cho bản thân từ suy ngẫm của tác giả trong dòng thơ “Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình”.

- Bài học gợi ý tham khảo:

  • “Cơn giông” là những gian nan, thử thách ta sẽ gặp phải trên đường đời. “Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình” là mỗi người có một trải nghiệm khác nhau nên sẽ phải trải qua những khó khăn của riêng mình trên con đường tìm kiếm hạnh phúc của bản thân.

  • Khó khăn thử thách trên đường đời là điều tất yếu, trước hết bạn phải biết chấp nhận và đối mặt với nó để mà kiên trì vượt qua. Có như vậy chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.

 

II

 

LÀM VĂN

7.0

 

1

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. 

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Sự cần thiết của việc cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. 

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh đưa ra các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề. 

* Giải thích: 

Cân bằng cảm xúc: là mỗi người nhận thức, xử lí, điều chỉnh được cảm xúc một cách chính xác và hiệu quả.

* Bàn luận:

- Cân bằng cảm xúc sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định, hành động, việc làm đúng đắn. Nếu không cân bằng được cảm xúc bạn sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định thiếu khách quan và thể hiện cái tôi quá mức cần thiết. 

- Nếu bạn cân bằng được cảm xúc thì bạn sẽ bình tĩnh trước những biến động về mặt tinh thần, trước những áp lực của cuộc sống, từ đó bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Khi bạn cân bằng được cảm xúc thì bạn sẽ giảm thiểu xung đột và mâu thuẫn xung quanh. Để rồi từ đó chúng ta mở rộng thêm các mối quan hệ.

- Việc cân bằng cảm xúc còn giúp cho con người hiểu mình hơn, làm chủ được bản thân, hướng tới lối sống tích cực, chan hòa, tự chủ.

* Chứng minh: Đưa ra dẫn chứng hợp lý, thuyết phục và xác thực. Có thể là: 

- Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một biểu tượng của đối thoại và hòa giải. Tư tưởng của thiền sư là luôn hướng con người đến với sự an tĩnh trong tâm hồn, lắng nghe từng hơi thở để làm chủ được cảm xúc, hoàn cảnh. Trong những việc lớn lao, tinh thần này càng trở nên quan  trọng. 

- Trên cùng đường đua môn điền kinh trong Olympic Tokyo 2020, VĐV Isaiah Jewett của Mỹ và Nijel Amos của Botswana đã bị vấp chân nhau và ngã trong lượt bán kết chạy 800m nam. Thay vì tức giận, cáu gắt họ giúp nhau đứng dậy, khoác tay nhau và dìu nhau hoàn thành đường đua. Hình ảnh ấy đã có ý nghĩa lan tỏa và những người chứng kiến dường như quên mất rằng đó là một cuộc đấu thể thao đôi khi không khoan nhượng để giành ngôi cao nhất. 

* Liên hệ bản thân và bài học.

1,0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo 

Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận, đánh giá về vấn đề cần nghị luận.

0,25

2

Đoạn trích: “Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống…lá cờ đỏ bay phấp phới…”

Anh chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Phân tích đoạn trích: “Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống…lá cờ đỏ bay phấp phới…”; Nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:

 

Luận điểm 1: Khái quát tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”, vấn đề nghị luận

- Tác giả Kim Lân: 

  • Tấm gương về ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. 

  • Đề tài sáng tác: nông thôn và người nông dân - Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với "đất" với "người" với "thuần hậu nguyên thuỷ" của cuộc sống nông thôn. 

- Tác phẩm “Vợ nhặt”:

  • Truyện ngắn “Vợ nhặt” có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được nhà văn Kim Lân viết trong những ngày Cách mạng tháng Tám thành công sau đó không may đã bị thất lạc bản thảo. 

  • Sau kháng chiến chống Pháp 1954, hòa bình lập lại, dựa vào một phần cốt truyện cũ nhà văn mới viết lại và đặt tên cho truyện ngắn là “Vợ nhặt”. Tác phẩm được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).

- Vấn đề nghị luận: Đoạn trích diễn tả các nhân vật trong bối cảnh sau bữa cơm đầu tiên thị về làm dâu, mọi người toàn nói những chuyện vui, những chuyện mai sau về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc nhưng màu sắc của thực tại phải được trả về với đúng nghĩa của nó khi tiếng trống thúc thuế đang dồn dập.

- Khái quát nhân vật: Tràng, thị và bà cụ Tứ là ba nhân vật trung tâm trong tác phẩm. Nếu anh cu Tràng ban đầu hiện lên với sự ngờ nghệch, ngây ngô thì sau khi có vợ đã trở thành một người chồng đúng mực, biết lo toan, suy nghĩ cho hạnh phúc của gia đình. Còn về phần thị-một người đàn bà chao chát, chỏng lỏn cũng trở nên dịu dàng, đúng mực và tinh tế khi về nhà chồng đặc biệt là trong bữa cơm đầu tiên. Về phía bà cụ Tứ-một người mẹ gần đất xa trời nhưng luôn đau đáu, xót thương, chăm lo cho hạnh phúc của các con mình. Ba nhân vật chính là ba điểm sáng mà Kim Lân sáng tạo nên đan xen, bổ sung cho nhau đặc biệt là trong đoạn trích.

0,5

Luận điểm 2: Phân tích đoạn trích

* Nội dung:

- Bà cụ Tứ:

+ Bà cụ xót thương cho số phận của đứa con trai và người con dâu của mình khi nghe tiếng trống thúc thuế đánh dồn “trống thúc thuế đấy…giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ…”

+ Giọt nước mắt bà cụ rơi, thật tội nghiệp cho bà lão, tội nghiệp cho cái niềm vui bé nhỏ chới với khi màu sắc hiện tại phải được trả về với đúng nghĩa của nó “bà lão ngoảnh vội ra ngoài…không nhìn thấy bà khóc”.

+ Một lần nữa bà mẹ lại nuốt đắng nuốt cay vào để hi vọng mong manh mình còn đủ sức để soi đường cho con bà bước. 

⇒ Bà lão đã sống trọn cuộc đời mình vì các con, chăm lo vun vén cho ước mơ của con.

- Nhân vật thị:

+ Là một người phụ nữ có hiểu biết sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.

+ Khi tiếng trống thúc thuế cất lên, tưởng như tất cả niềm vui đều bị dập tắt bởi hiện thực nghiệt ngã thì tâm hồn khỏe khoắn của người vợ nhặt bỗng ánh lên một niềm tin mãnh liệt vào cách mạng.

+ Một người phụ nữ không tên tuổi tưởng như vô học nhưng lại có hiểu biết vô cùng sâu rộng “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang…chia cho người đói nữa đấy”.

+ Không phải ngẫu nhiên Kim Lân chọn người vợ nhặt là nhân vật nhắc đến khái niệm to tát vĩ đại - Việt Minh. Bởi một người đã từng tìm mọi cách để vượt thoát khỏi cái chết, một người đã vùng dậy từ đói khổ để được sống thì tất yếu phải có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, tất yếu sẽ vận động theo cách mạng để tự giải thoát cho mình.

- Nhân vật Tràng:

+ Khi đã có vợ Tràng đã thay đổi như trở thành một người hoàn toàn khác, trở thành một người đàn ông biết suy nghĩ, chăm lo, vun vén cho hạnh phúc gia đình.

+ Sau khi được thị nhắc đến Việt Minh Tràng còn có sự thay đổi về nhận thức vô cùng rõ nét.

+ Ban đầu từ chỗ sợ sệt, bất an phải kéo xe thóc vòng đi lối khác vì nhìn thấy đám người đi phá kho thóc của Nhật đến chỗ ân hận về hành động của mình và cuối cùng là ấn tượng rõ nét về lá cờ đỏ Sao Vàng. 

+ Từ câu chuyện của người vợ nhặt về Việt Minh trong óc Tràng hiện lên rõ rệt và đầy ám ảnh về đám người đói cùng lá cờ đỏ bay phấp phới.
+ Tuy Kim Lân không khẳng định trực tiếp Tràng sẽ đi theo cách mạng nhưng nhìn vào thái độ của Tràng từ chỗ sợ sệt đến tỏ ra tiếc rẻ ta cũng phần nào đoán được về sự lựa chọn của Tràng.

⇒ Sự vận động của Tràng và những người nông dân khốn khổ nói chung đến với cách mạng là một điều tất yếu và cũng là con đường duy nhất để họ có thể tự giải phóng và tìm hạnh phúc cho chính mình.

* Nghệ thuật:

- Xây dựng tâm lí nhân vật đặc sắc

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo

- Ngôn ngữ giản dị gắn liền với lời ăn tiếng nói hằng ngày 

- Hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ

* Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật: 

- Nội dung: diễn tả tâm lí của các nhân vật khi nghe thị nhắc đến câu chuyện Việt Minh đi phá kho thóc của Nhật. Từ đó, nhà văn Kim Lân mở ra con đường mới - con đường cách mạng để các nhân vật tự giải phóng và tìm thấy hạnh phúc cho chính bản thân mình.

- Nghệ thuật: nghệ thuật trần thuật đặc sắc, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy của Kim Lân. 

2,0

Luận điểm 3: Giải quyết yêu cầu phụ (cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích)

- Có cái chân thực về hiện thực xã hội trong nạn đói năm 1945.

- Thấm đẫm tình yêu thương, cảm thông trân trọng trước số phận của những người nông dân nghèo khổ.

- Hướng về một tương lai tươi sáng, mở ra con đường mới-con đường cách mạng soi đường chỉ lối cho những người dân nghèo tìm thấy hạnh phúc của chính mình.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

Tin liên quan